Các phương pháp tính giá xuất kho, Phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền, phương pháp tính giá xuất kho bình quân cuối kỳ, phương pháp tính giá vốn hàng bán.
Cùng một loại hàng hóa giống nhau nhưng lại được mua với các mức giá khác nhau ở các thời điểm khác nhau, vì vậy doanh nghiệp luôn cần cân nhắc kĩ để tính giá vốn hàng hóa phù hợp áp dụng cho hàng tồn cuối kì và hoàng hóa bán ra. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ Các phương pháp tính giá xuất kho và các ví dụ cụ thể về từng phương pháp thường dùng hiện nay.
I . Phương pháp bình quân gia quyền
Bình quân gia quyền là một khái niệm trong kế toán, nói về phương pháp tính đơn giá của 1 mặt hàng theo phương pháp tính trung bình.
-
Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ.
Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm | = | (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) —————————————————— (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ) |
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Ví dụ: Tình hình kho tháng 4 của Kế toán AST về mặt hàng Điều hòa Panasonnic 24000BTU như sau:
- Tồn đầu tháng: 4 bộ, đơn giá 9.000.000 đồng/bộ
- Ngày 06/5 nhập thêm 4 bộ, đơn giá 9.200.000 đồng/ bộ
- Ngày 10/5 xuất bán 6 bộ
- Ngày 15/5 nhập thêm 6 bộ, đơn giá 9.000.000 đồng/ bộ
- Ngày 18/5 xuất bán 6 bộ
Đơn giá xuất được tính như sau:
4×9.000.000 + 4 x 9.200.000 + 6 x 9.000.000
ĐGBQ = ————————————————————– = 9.057.000 đồng/bộ
4 + 4 + 6
-
Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ i | = | (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i) ———————————————————————— (Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư, HH nhập trước lần xuất thứ i) |
Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.
Ví dụ: Tình hình kho tháng 4 của Kế toán AST về mặt hàng Điều hòa Panasonnic 24000BTU như sau:
- Tồn đầu tháng: 4 bộ, đơn giá 9.000.000 đồng/bộ
- Ngày 06/5 nhập thêm 4 bộ, đơn giá 9.200.000 đồng/ bộ
- Ngày 07/5 xuất bán 6 bộ
- Ngày 15/5 nhập thêm 6 bộ, đơn giá 9.000.000 đồng/ bộ
- Ngày 16/5 xuất bán 6 bộ
Đơn giá xuất được tính như sau:
4 x 9.000.000 + 4 x 9.200.000
- Ngày 10/5 xuất: ĐGBQ = —————————————— = 9.100.000 đồng
4 + 4
(2 x 9.100.000) + (6 x 9.000.000)
– Ngày 16/5 xuất: ĐGBQ = ———————————————- = 9.025.000 đồng/bộ
2 + 6
-
Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ trước:
Dựa vào trị giá và số lượng hàng tồn kho cuối kỳ trước. Kế toán tính giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước để tính giá xuất.
Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước | = | Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hoá tồn kho cuối kỳ trước ———————————————————— Số lượng vật tư, SP, hàng hoá thực tế tồn kho cuối kỳ trước |
Theo chúng tôi, phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ tính toán. Nhưng trị giá hàng xuất không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả trong kỳ hiện tại. Vì vậy, phương pháp này làm cho chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh không sát với giá thực tế.
Ví dụ: Tình hình kho tháng 4 của Kế toán AST về mặt hàng Điều hòa Panasonnic 24000BTU như sau:
- Tồn đầu tháng: 4 bộ, đơn giá 9.000.000 đồng/bộ
- Ngày 06/5 nhập thêm 4 bộ, đơn giá 9.200.000 đồng/ bộ
- Ngày 07/5 xuất bán 6 bộ
Đơn giá xuất được tính như sau:
4 x 9.000.000
ĐGBQ = ———————————- = 9.000.000 đồng/ bộ
4
II. Phương pháp giá thực tế đích danh cho vật tư, hàng hóa xuất kho
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.
Đây là phương án tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
Ví dụ: Tình hình kho tháng 4 của Kế toán AST về mặt hàng Điều hòa Panasonnic 24000BTU như sau:
- Tồn đầu tháng: 4 bộ, đơn giá 9.000.000 đồng/bộ
- Ngày 05/5 xuất bán 4 bộ còn tồn trong kho.
- Ngày 09/5 nhập thêm 6 bộ, đơn giá 9.200.000 đồng/ bộ
- Ngày 16/5 xuất bán 6 bộ nhập về ngày 09/5
Đơn giá xuất được tính như sau:
4 x 9.000.000
- Ngày 05/5: ĐGBQ = ——————————— = 9.000.000 đồng/ 1 bộ
4
6 x 9.200.000
- Ngày 16/5: ĐGBQ = —————————— = 9.200.000 đồng/ 1 bộ
6
III. Phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước)
LIFO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Last In, First Out (Nhập sau, xuất trước). Trái ngược với phương pháp FIFO vừa đề cập. Theo đó, các mặt hàng nào mới nhập về sẽ là những hàng hóa đầu tiên được xuất đi. Hàng mới được ưu tiên giao bán cho các đại lý – khách hàng, hàng tồn kho sẽ là những hàng cũ đã lưu trữ từ lâu.
LIFO nhập sau xuất trước là phương pháp lưu trữ, xuất nhập hàng hóa hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể cập nhật thời giá chính xác trên thị trường, so sánh với chi phí đầu vào gần đây nhất để cân đối – điều chỉnh chi phí bán hàng sao cho phù hợp. Đồng thời phản ánh chính xác doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Và đương nhiên chỉ áp dụng đối với các mặt hàng không bị giới hạn về thời gian sử dụng hay yếu tố thời thượng.
Trường hợp thời gian mới đây chi phí sản xuất hàng hóa tăng cao, giá bán hàng cũng được điều chỉnh tăng. Nếu bạn xuất bán hàng hóa nhập kho trước với thông tin chi phí sản xuất trước đây (thấp) thì bạn sẽ nhận được kết quả lợi nhuận cao.
Nghe có vẻ hấp dẫn nhưng thực sự không tốt vì bạn phải đóng thuế doanh nghiệp cao hơn. Chưa kể đến về sau, khi thị trường được bình ổn lại, giá trở lại mức bình thường và bạn lại xuất bán các mặt hàng trước đây có chi phí sản xuất cao. Lúc này lợi nhuận rất thấp, thậm chí có thể hoà hoặc lỗ vốn. Gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về lâu dài.
Khi thị trường biến động nhiều và mức lạm phát cao như hiện nay, thì nguyên tắc LIFO được xem là giải pháp tuyệt vời cho doanh nghiệp. Vì họ sẽ hạn chế được tối đa rủi ro hàng hóa mất giá, có thể theo sát tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận để xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp, mang tính cạnh tranh với đối thủ.
IV. Phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước)
Phương pháp FIFO ((First in – First out (nhập trước xuất trước) này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước. Thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước. Hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.
1.1. Ưu điểm
– Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng. Do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
1.2. Nhược điểm
– Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán. Cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.
Ví dụ: Tại kế toán AST trong tháng 3 năm 2019 có tình hình vật tư như sau:
– Vật tư tồn đầu tháng: 4.000 kg, đơn giá 30.000 đồng/kg
– Tình hình nhập xuất trong tháng:
Ngày 03: nhập kho 4.000 kg, đơn giá nhập 30.500 đồng/kg
Ngày 08: xuất sử dụng 5.000 kg
Ngày 15: nhập kho 4.000 kg, đơn giá nhập 30.800 đồng/kg
Ngày 20: nhập 2.000 kg, đơn giá nhập 31.000 đồng/kg
Ngày 21: xuất sử dụng 5.500 kg.
Phương pháp nhập trước xuất trước sử dụng thường được doanh nghiệp áp dụng cho nguyên vật liệu, cung cụ dụng cụ, hàng hóa, thành phẩm ở trong bất kể một loại hình doanh nghiệp nào
Cách tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước theo phương pháp như sau:
Qua ví dụ sau:
Tồn kho 3000 kg giá 20.000
Trong tháng phát sinh
– Ngày 3/3 xuất kho 200 kg
Nhập trong ngày 5/3 nhập kho 400 kg đơn giá 19.000
– Ngày 7/3 xuất kho 300 kg
– Ngày 9/3 xuất kho 100 kg
– Ngày 19/3 nhập kho 500 kg đơn giá 20.000
– Ngày 20/3 xuất kho 400 kg
– Ngày 25/3 nhập kho 300 kg đơn giá 21.000
– Ngày 27/3 xuất kho 300 kg
– Ngày 28/3 nhập kho 400 kg đơn giá 19.000
– Ngày 29/3 500 kg
Yêu cầu: Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước
Lời giải
Công thức tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO
Nguyên vật liệu chính xuất kho:
– Ngày 3/3: 200*20.000 = 4.000.000
(Lấy đơn giá tồn kho nhân với số lượng xuất kho)
– Ngày 5/3: Đến thời điểm này trong kho còn 500 kg gồm 100kg tồn kho với đơn giá 20.000 và 400 kg với đơn giá 19.000 mới nhập vào ngày 5/3
– Ngày 7/3: 100*20.000 + 200*19.000 = 5.800.000
(Hiện tại đầu kỳ đã được xuất hết hiện giờ còn 200 kg ở lần nhập kho ngày 5/3)
– Ngày 9/3: 100*19.000 = 1.900.000
– Ngày 19/3: Đến thời điểm này trong kho có 600 kg gồm 100kg với đơn giá 19.000 và 500 kg với đơn giá 20.000 vừa mới nhập)
– Ngày 20/3: 100*19.000 + 300*20.000 = 7.900.000
(Sau khi xuất trong kho còn lại 200 kg với đơn giá 20.000)
– Ngày 27/3: 200*20.000 + 100*21.000 = 6.100.000
– Ngày 29/3: 200*21.000 + 300*19.000 = 9.900.000
Tồn cuối kỳ: 100*19.000 = 1.900.000
Qua bài viết hy vong các kế toán và các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một phương pháp tính giá xuất kho phù hợp nhất với loại hình của công ty mình làm căn cứ chính xác, phù hợp để đẩy mạnh việc kinh doanh một cách hiệu quả đạt lợi nhuận tối ưu.
XEM THÊM:
</ul