Trung tâm đào tạo kế toán AST xin chia sẽ tới bạn đọc bài viết : Chi phí loại trừ khi tính thuế TNDN và mức khống chế một số chi phí được áp dụng năm 2018
Kiến thức về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Phạm vi điều chỉnh
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp phải có hai điều kiện: thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp và phải có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Khác với thuế lợi tức trước kia, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phạm vi mở rộng hơn. Nó bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hộ gia đình, cá nhân nông dân trồng trọt, nuôi trồng thủy sản có giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập trên mức tối thiểu do Chính phủ quy định.
Ðối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp
- Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:
- Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:
- Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Ðối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng hàng hoá đến 90 triệu đồng/năm và thu nhập đến 36 triệu đồng/ năm.
Căn cứ tính thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên 2 căn cứ: thu nhập chịu thuế và thuế suất.
Mức khống chế một số chi phí trong doanh nghiệp
Thuế TNDN
- Chi phí lãi vay có quan hệ liên kết được trừ khi tính thuế TNDN không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế. Căn cứ: Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP
- Mức chi bảo hiểm hưu trí và nhân thọ không vượt quá 3 triệu đồng/người. Căn cứ: Điều 2 Nghị định 146/2017/NĐ-CP
- Mức chi có tính chất phúc lợi không quá 1 tháng lương/năm. Căn cứ: Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
- Mức chi trang phục => Không quá 5 triệu/người/năm. Căn cứ: Thông tư 78/2014/TT-BTC.
- Mức khấu hao xe ô tô đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ trường hợp dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn, dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) => Không quá 1,6 tỷ đồng/xe. Căn cứ: Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC
Thuế GTGT
Hoàn thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không quá 10% doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Căn cứ: Khoản 4 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC
Thuế TNCN
- Doanh thu cho thuê tài sản được miễn thuế TNCN => không quá 100 triệu đồng/năm (cá nhân có tài sản cho thuê) (tính theo năm Dương lịch). Căn cứ: Điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
- Mức thu nhập vãng lai khi ủy quyền quyết toán thuế TNCN => Không quá 10 triệu đồng/tháng. Căn cứ: Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
- Thuế TNCN cho người phụ thuộc => thu nhập không quá 1 triệu đồng/tháng. Căn cứ: Điểm d, đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Lưu ý rằng: Mức khuyến mại tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. Như vậy hàng khuyến mại tại Việt Nam chỉ có thể “sale-off” tối đa 50%. Căn cứ: Điều 6 Nghị định 37/2006/NĐ-CP.
Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN
Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đang được quy định tại Điều 6 của TT 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 2/8/2014 và được sửa đổi bổ sung tại thông tư 96/2015/TT-BTC và thông tư 25/2018/TT-BTC mới nhất của năm 2018.
Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN bao gồm:
Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC
- Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)
- Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
- Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ.
- Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ.
- Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động.
- Chi trang phục
- Chi thưởng sáng kiến, cải tiến
- Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
- Các khoản chi được trừ nhưng chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.
- Chi trả tiền điện, tiền nước với những doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh; chủ cho thuê trực tiếp ký hợp đồng cung cấp điện, nước với nhà cung cấp
- Trích lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng.
- Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
- Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
- Chi tài trợ cho y tế
- Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo
- Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế.
- Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện
- Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu và cổ tức của cổ phiếu, mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính
- Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động.
- Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.
- Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.
- Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội.
- Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
- Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
- Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
- Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.
- Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino.
- Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.
- Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của năm.
- Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
- Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN AST CHÚC BẠN THÀNH CÔNG