học chứng chỉ kế toán tại thanh hoá

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2022.

 Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, khiến cho tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Phản ứng chính sách của Chính phủ là khá hợp lý, chủ trương chính sách là đúng đắn nhưng thiết kế chính sách có vấn đề, thực thi chính sách chưa thực sự suôn sẻ. Bài viết tập trung vào những phân tích cần thu hẹp khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn trong hỗ trợ DN vừa và nhỏ để vượt qua đại dịch và những vấn đề cần đặt ra đối với chính sách của Nhà nước.

1. Những tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Là bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa mà có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 200 người, đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
    • Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
    • Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
  • Xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

2.Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vai trò của các doanh nghiệp
Vai trò của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỉ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh. Hiện nay có tổng số 95% các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam hoạt động dưới mô hình này. Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.

Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sóc cho nền kinh tế.

Làm cho nền kinh tế năng động: Vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh và thay đổi phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.

Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Là trụ cột của kinh tế địa phương: Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.

Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.

Xem thêm: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

3.Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một lượng lớn trong tổng số các doanh nghiệp trong một quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới. Với khả năng sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội hiện nay và tạo ra khối lượng công ăn việc làm lớn lên tới 65% cho người lao động trên toàn cầu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tận dụng nhân công tại địa phương để sử dụng nhờ đó giải quyết rất nhiều bài toán nhân lực cho cơ quan nhà nước.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn khá hạn hẹp và thường không tiếp cận với nguồn vốn lớn từ các ngân hàng đầu tư. Điều này gây ra hạn chế trong việc đổi mới trang thiết bị và xúc tiến phát triển công việc cho các doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp nhỏ có sự cạnh tranh gắt gao với các công ty tập đoàn lớn cùng làm dịch vụ với nhau. Bởi vậy các doanh nghiệp nhỏ thường gặp thua thiệt trong việc chiếm lĩnh thị trường đặc biệt ở những khu vực nước ngoài.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại chứ không tập trung vào sản xuất và chế biến. Chủ yếu là các nghành nghề liên quan đến mua bán sản xuất đồ dùng, các loại dịch vụ và phân bố hàng tiêu dùng.

4. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp

  • Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
    • Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước;
    • Tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;
    • Hỗ trợ từ miễn, giảm thuế,… và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
    • Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

5.Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng

1. Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.

3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 9 của Luật này.

6.Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Quỹ này thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

7.Hỗ trợ thuế, kế toán

Hỗ trợ thuế,kế toán
Hỗ trợ thuế,kế toán

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn: mức thuế, suất thuế thu nhập doanh nghiệp < mức thuế suất thông thường theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản cho các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.

Xem thêm: Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm những gì

8.Hỗ trợ mặt bằng sản xuất

Hiểu được sự khó khăn về thuê mướn mặt bằng để kinh doanh sản xuất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.Thời gian hỗ trợ tối đa là 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng.

Lưu ý: Việc hỗ trợ mặt bằng sản xuất quy định tại Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn nhà nước.

9.Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung

  • Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
  • Cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung được hưởng các hỗ trợ sau đây:
    • Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
    • Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

10.Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường

Hỗ trợ mở rộng thị trường
Hỗ trợ mở rộng thị trường
  • Doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được hưởng các hỗ trợ sau đây:
    • Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
    • Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

11.Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được:

  • Miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  • Hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.

12.Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Hỗ trợ chuyển đổi doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Nội dung hỗ trợ bao gồm:

  • Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;
  • Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu;
  • Miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
  • Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
  • Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.

13.Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ khi:
    • Có thời gian hoạt động không quá 05 năm;
    • Chưa thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với công ty cổ phần.
  • Nội dung hỗ trợ bao gồm:
    • Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ;
    • Hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật;
    • Hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới;
    • Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng;
    • Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;
    • Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;

Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp cho các doanh nghiệp và bạn đọc hiểu thêm những chính sách hỗ trợ để có thể đưa ra những quyết định, hướng giải quyết khó khăn một cách tốt nhất.

Trung tâm đào đạo kế toán AST chuyên đào tạo nghiệp vụ kế toán, đi từ cơ bản đến nâng cao qua các khóa học đào tạo

Liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc Fanpage