học chứng chỉ kế toán tại thanh hoá

CÓ PHẢI KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI GIÁM ĐỐC?

Đào tạo kế toán thuế tốt nhất Thanh Hóa, Đào tạo kế toán thuế tốt nhất ở Thanh Hóa, Đào tạo kế toán thuế tốt nhất tại Thanh Hóa, Đào tạo kế toán thuế tốt Thanh Hóa, Đào tạo kế toán thuế tốt ở Thanh Hóa, Đào tạo kế toán thuế tốt tại Thanh Hóa, Đào tạo kế toán thuế Thanh Hóa, Đào tạo kế toán thuế ở Thanh Hóa, Đào tạo kế toán thuế tại Thanh Hóa.

CÓ PHẢI KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI GIÁM ĐỐC?
===========================================

Có rất nhiều bạn, băn khoăn không biết có phải ký hợp đồng lao động với giám đốc không với 2 trường hợp: Giám đốc là chủ sở hữu, và giám đốc là người làm thuê.

Nếu ký, thì ai là người ký bên phần người sử dụng lao động. Còn nếu không ký, thì căn cứ vào đâu để trả lương cho Giám đốc, rồi căn cứ để đóng bảo hiểm cho Giám đốc ?

Trong bài viết này, Tôi sẽ đi phân tích cho các bạn tham khảo, các bạn cùng xem quan điểm của tôi nhé.

???? Trường hợp 1: Giám đốc là chủ sở hữu công ty.

Điều 3 bộ luật lao động 2012 hướng dẫn:

1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

???????????? Theo đó, giám đốc là chủ sở hữu của công ty thì giám đốc chính là Người sử dụng lao động. Và hợp đồng lao động là ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Như vậy, giám đốc không cần ký hợp đồng lao động.

Vậy, tiền lương của Giám đốc không có hợp đồng lao động, có là chi phí được trừ ?

Tiền lương của giám đốc là chủ sở hữu của công ty quy định tại điều lệ của công ty theo quy định tại luật doanh nghiệp

Điều 84 – Luật doanh nghiệp 2014. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên

1. Người quản lý công ty và Kiểm soát viên được hưởng thù lao hoặc tiền lương và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.

2. Chủ sở hữu công ty quyết định mức thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Kiểm soát viên. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật có liên quan và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

3. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của kiểm soát viên có thể do chủ sở hữu công ty chi trả trực tiếp theo quy định tại Điều lệ công ty.

???????????? Theo đó, Hồ sơ để tính chi phí lương là chi phí được trừ
☑️ Điều lệ công ty
☑️ Quy chế lương
☑️ Quyết định bổ nhiệm
☑️ Bảng chấm công
☑️ Bảng thanh toán lương
☑️ Chứng từ chi lương

???? Trường hợp 2: Giám đốc công ty – và cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người thuê ngoài, thì có phải ký hợp đồng không ? Và ai là người ký ?

Trong trường hợp này, Giám đốc là người làm thuê ==> Là người lao động ==> Và phải ký hợp đồng lao động.

Theo quy định tại khoản 1 điều 3, nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn:

“Điều 3: Người giao kết hợp đồng lao động:

1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
…..”
Nhưng, Theo quy định tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Và, Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
“Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động
1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
……
Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Và, Theo quy định tại khoản 1 điều 3 thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn:

Điều 3. Ủy quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Văn bản ủy quyền giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

???????????? Theo đó, Giám đốc công ty – và cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người thuê ngoài, phải ký hợp đồng lao động. Nhưng không được ký với chính mình, mà sẽ phải ủy quyền cho người khác đứng ra ký theo mẫu số 01 của Thông tư 47/2015/TT-BTC

nguồn: sưu tầm