học chứng chỉ kế toán tại thanh hoá

Giá vốn hàng bán. Cách tính giá vốn hàng bán?

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một Công ty, các chủ doanh nghiệp không chỉ cần tập trung tối ưu và phát triển tiêu thụ sản phẩm, tăng trưởng về doanh thu, mà còn cần tập trung kiểm soát về giá vốn hàng bán, để đảm bảo không xảy ra các khoản thất thoát, thâm hụt chi phí, và phát sinh nhiều khoản chi phí không cần thiết. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tối ưu được lợi nhuận.

Tìm hiểu về giá vốn hàng bán
Tìm hiểu về giá vốn hàng bán

1. Khái niệm giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán tiếng Anh là Cost of goods sold.

Khái niệm giá vốn Hàng bán theo thông tư 200/2014/TT-BTC:

Giá vốn hàng bán là tài khoản dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư…

Khái niệm giá vốn hàng bán
Khái niệm giá vốn hàng bán

Qua đây, ta có thể định nghĩa đơn giản hơn về Giá vốn hàng bán:

Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong một thời gian nhất định (thường là 1 kỳ hoặc 1 năm).

Giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí tạo ra sản phẩm, như:

  • Chi phí mua nguyên vật liệu
  • Chi phí nhân công
  • Chi phí sản xuất hàng bán
  • Chi phí cho quản lý doanh nghiệp
  • Chi phí vận chuyển
  • Chi phí kho bãi

Đối với mỗi loại hình công ty khác nhau và mô hình khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau về giá vốn hàng bán là gì:

  • Với những công ty thương mại: Đây là loại công ty nhập các sản phẩm sẵn về bán, giá vốn bao gồm chi phí từ lúc mua hàng từ nhà cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa về kho của bạn, thuế, bảo hiểm hàng hóa, …
  • Với những công ty sản xuất: Đây là loại công ty sản xuất trực tiếp ra sản phẩm thì chi phí sẽ nhiều hơn công ty thương mại bởi có thêm chi phí nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất ra thành phẩm.

Ngoài ra, việc thay đổi giá vốn hàng bán sẽ còn phụ thuộc vào nhà cung cấp và quy định trong hợp đồng với họ.

>> Xem thêm: Tài khoản 156 – Hàng hóa theo Thông tư 133

2.Ý nghĩa của giá vốn

Ý nghĩa giá vốn
Ý nghĩa giá vốn

Thị trường luôn biến động, không phải lúc nào nhà bán hàng cũng nhập được hàng với giá ổn định. Có thể nay bạn nhập lô 30 áo phông nam cổ tròn – trắng với giá 50K/chiếc.

Hàng hot bán dễ quá, 2 ngày sau bạn nhập thêm lô 50 cái. Nhưng hàng khan hiếm, nhà cung cấp nâng giá lên 60K/chiếc. Thôi chấp nhận đau thương vậy, dù sao hàng đang hot bán vẫn có lời mà. Giá nhập cứ biến thiên như vậy cho các lần nhập tiếp theo.

Vậy bài toán ở đây là làm sao để biết được số tiền bạn đã bỏ ra nhập hàng (giá vốn) khi mà số lượng hàng nhập và giá vốn (chi phí nhập) ở mỗi thời điểm khác nhau? Mặt khác cửa hàng đang bán vài trăm, thậm chí hàng nghìn mã sản phẩm nên việc tính toán trên sổ sách là điều vô nghĩa?

3. Tầm quan trọng của giá vốn hàng bán đến hoạt động kinh doanh

Giá vốn được xem là một trong những yếu tố tương đối quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Đây là cơ sở để chủ kinh doanh có thể định giá sản phẩm cũng như phản ánh giá trị hàng hóa tại thời điểm nhập hàng vào kho.

Với lượng hàng hóa và loại sản phẩm đa dạng, hạch toán chính xác giá vốn sẽ giúp bạn có thể quản lý chi phí của hàng một cách chính xác và cụ thể nhất.

Cùng với đó, giá vốn hàng bán còn được hiểu như một chỉ tiêu quan trọng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, là cơ sở để tính lợi nhuận gộp giúp phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của cửa hàng một cách chính xác nhất.

>> Xem thêm: Cách hạch toán Tài khoản 157 Hàng gửi bán

4. Cách tính giá vốn hàng bán

Các phương pháp tính giá vốn hàng bán
Các phương pháp tính giá vốn hàng bán

Theo điều 23 Thông tư 200/TT-BTC, giá vốn hàng bán sẽ được xác định bằng các phương pháp như sau:

Phương pháp tính theo giá đích danh:

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

Phương pháp bình quân gia quyền:

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO):

Hiện nay, Thông tư 200/2014/TT-BTC đã bỏ phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) do một thời gian dài trước đây, nhiều doanh nghiệp cố tình đẩy cao giá vốn bằng cách mua nhiều hàng hóa vào cuối kỳ và thực hiện xuất ra trước, nhằm đẩy cao giá vốn hàng bán, từ đó giảm lợi nhuận tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp.

5.Thời điểm ghi nhận giá vốn hàng bán:

Giá vốn được ghi nhận khi nào? là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm.

Theo Nguyên tắc phù hợp trong kế toán: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó

Theo đó, khi kế toán ghi nhận một khoản doanh thu bán ra, cũng sẽ đồng thời ghi nhận chi phí giá vốn hàng bán tương ứng. Do đó, Thời điểm ghi nhận giá vốn cùng sẽ cùng thời điểm ghi nhận doanh thu.

>> Xem thêm: Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường theo Thông tư 133

Thời điểm ghi nhận doanh thu theo Thông tư 200/TT-BTC:

  • Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro cũng như lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;
  • Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hay quyền kiểm soát hàng hóa;
  • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
  • Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
  • Doanh nghiệp cần xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

6. Nguyên nhân giá vốn hàng bán bị sai và cách khắc phục

Phát hiện lỗi và khắc phục
Phát hiện lỗi và khắc phục

Khi số lượng tồn kho sai sẽ dẫn đến việc hạch toán giá vốn sai. Thông thường, có 2 nguyên nhân chính sau:

  • Thực hiện sai quy trình bán hàng âm
  • Sai quy trình trả hàng nhà cung cấp

Chúng ta sẽ đi phân tích từng nguyên nhân, vì sao nó lại khiến việc hạch toán giá vốn hàng bán bị sai lệch, dẫn đến thống kê giá trị hàng tồn kho và lãi lỗ bị sai.

Thực hiện sai quy trình bán hàng âm

Theo đúng nguyên tắc, sau khi nhập hàng về, bạn cần nhập kho đầy đủ từng mã sản phẩm vào phần mềm quản lý bán hàng, sau đó mới được xuất bán. Nếu sai nghiệp vụ, dữ liệu đương nhiên sẽ sai toàn bộ. Thực hiện sai quy trình kho thường mắc phải phổ biến là Bán hàng âm và Trả hàng nhà cung cấp

Khi phần mềm bán hàng cho phép bán âm (nghĩa là cho phép bán trước và nhập kho sau để bù số lượng tồn kho âm). Tình trạng này thường xảy ra với những mặt hàng đang HOT, chủ shop nhập về không kịp lưu kho mà đã bày bán ngay trên kệ, hoặc trả hàng cho khách ngay tại quầy. Đến cuối buổi hoặc thậm chí để tới tận ngày hôm sau mới nhập hàng vào kho, hoặc người bán quên nhập kho luôn….

Trong trường hợp đó, tại thời điểm xuất hàng, giá vốn hàng bán bằng 0 hoặc đang bị sai lệch, dẫn đến tính lãi gộp hàng bán không đúng. Khi giá vốn bán hàng trong kho bị đội lên rất cao, lãi lỗ & doanh thu cửa hàng bị sẽ không còn đúng với thực tế.

Dưới đây là cách tính giá vốn bán hàng của Sapo khi bán hàng âm cho bạn dễ hình dung:

Sản phẩm A trong kho đang tồn là 0, MAC = 100.000 vnđ dòng Khách bán âm 10 sản phẩm A, lúc này tồn A = -10, MAC = 100.000đ Khách nhập 20 sản phẩm A, giá nhập = 150.000đ Lúc này theo công thức tính giá vốn: MAC = (-10 *100.000 + 20*150.000) / 10 = 200.000đ Sau đó khi khách hàng bán hàng, lãi lỗ sẽ được tính dựa trên MAC = 200.000đ.

Nếu tính như vậy sẽ làm giảm lãi thực tế của khách hàng đi rất nhiều.

Hướng xử lý

Trên phần mềm Sapo, công thức tính giá vốn hàng bán khi kho âm luôn lấy giá nhập mới, khi kho dương trở lại thì lần nhập tiếp theo sẽ tính theo công thức trung bình

Ví dụ 1: Kho đang có số lượng (Q): -6 giá vốn (M): 10k Sau khi nhập thêm 2 với giá 8k thì Q: -4  M: 8k (lấy giá nhập mới) Sau khi nhập thêm 4 với giá 7k thì Q: 0    M: 7k (lấy giá nhập mới) Sau khi nhập thêm 2 với giá 10k thì Q: 2  M: 10k (tính theo công thức) Ví dụ 2: Kho đang có số lượng (Q) : -6  giá vốn (M): 10k Sau khi nhập thêm 7 với giá 7k thì Q: 1   M: 7k (lấy giá nhập mới) Sau khi nhập thêm 2 với giá 10 thì Q: 3   M: 9k (tính theo công thức)

Sai quy trình trả hàng nhà cung cấp

Lỗi sai lệch giá vốn xảy ra khi trả hàng một phần hàng mua từ nhà cung cấp sau khi đã bán hàng trên phần còn lại. Theo nguyên tắc kế toán, khi trả hàng nhà cung cấp, người kế toán kho cần vào hạch toán giá vốn hàng bán lại, nhưng nếu không thực hiện thao tác này giá vốn sẽ không còn chính xác nữa.

Ví dụ: Sản phẩm A trong kho đang tồn 10, MAC = 100.000đ Nhập 10 sản phẩm A với giá nhập kho = 200.000đ, lúc này tồn = 20, MAC = (10 * 100.000 + 10 * 200.000) /(10 + 10 ) = 150.000đ Bán 10 A > Tồn = 10, MAC = 150.000đ Trả cho đơn nhập dòng số 2 , 5 sản phẩm, MAC = 150.000đ

Lúc này nếu khách hàng bán tiếp, thì giá vốn bán hàng ghi nhận vẫn là 150.000đ. Lãi lỗ của của hàng tính tiếp sẽ không chuẩn.

Hướng xử lý

Phần mềm Sapo sẽ tự động tính lại giá vốn bán hàng khi trả hàng nhà cung cấp, coi giá trị trả hàng thuộc vào khoản “Giá trị hàng mua trả lại, giảm giá” thuộc nhóm chứng từ điều chỉnh giảm khi hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân

Công thức hạch toán giá vốn hàng bán khi trả hàng:

MAC = (A – B) / C

Với:

  • MAC: Giá vốn của sản phẩm được tính lại khi người dùng click xuất trả hàng nhà cung cấp
  • A = Giá trị kho trước trả = Số lượng kho trước trả * Giá vốn trước trả
  • B = Giá trị hàng mua trả lại = Số lượng trả * Tiền hàng hoàn lại với mỗi sản phẩm ( không tính thuế và phụ phí vào giá trị trả )
  • C = (Tồn kho trước trả – Số lượng trả)

Trung tâm đào đạo kế toán AST địa điểm học kế toán tại Thanh Hóa uy tín chuyên đào tạo nghiệp vụ kế toán, đi từ cơ bản đến nâng cao qua các khóa học đào tạo

Liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc Fanpage