học chứng chỉ kế toán tại thanh hoá

Hóa đơn đỏ là gì? Tổng hợp những điều cần biết về hóa đơn đỏ.

Hoá đơn đỏ là gì? Bạn đã thực sự biết mọi thứ về hoá đơn đỏ và cách sử dụng chúng.Khi xuất hóa đơn đỏ cần lưu ý những điều gì? Khi nào thì các doanh nghiệp được xuất hóa đơn đỏ? Nếu bạn đang thắc mắc những vấn đề trên thì đừng bỏ qua bài viết này. 

1. Hóa đơn đỏ là gì?

Khái niệm hóa đơn đỏ
Khái niệm hóa đơn đỏ

Hóa đơn đỏ là gì?Hóa đơn đỏ được hiểu là một loại chứng từ có giá trị pháp lý giúp thể hiện giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán cung cấp cho người mua, được dùng làm căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách Nhà nước.

Hóa đơn đỏ còn được gọi với cái tên khác là hóa đơn GTGT (hóa đơn giá trị gia tăng) hay hóa đơn VAT – một loại chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tiến hành tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế.

Hiện nay, Cơ quan thuế chỉ chịu trách nhiệm phát hành hoá đơn lẻ, các loại biên lai thu phí, lệ phí theo pháp luật, đồng thời giám sát, quản lý việc tự in, sử dụng hoá đơn đỏ của các doanh nghiệp.

2. Hóa đơn đỏ dùng để làm gì?

Hóa đơn đỏ trong sản xuất kinh doanh
Hóa đơn đỏ trong sản xuất kinh doanh

Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ bắt buộc phải có hóa đơn. Việc lập hóa đơn là trách nhiệm của người bán hàng hóa, dịch vụ;

Trong bất cứ giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ nào cũng phải có hoá đơn, lập hoá đơn cũng là trách nhiệm của người bán hàng;

Hoá đơn đỏ là căn cứ để người mua, cũng là người lưu giữ hoá đơn, kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, hoàn thuế…

3. Thế nào là một hóa đơn đỏ hợp lệ? Các lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ

Hóa đơn đỏ hợp lệ cần được viết đúng với Nguyên tắc, quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC và 219/2013/TT-BTC như sau:

  • Bao gồm đầy đủ nội dung bắt buộc trên hóa đơn, tên, địa chỉ, mã số thuế của 2 bên giao dịch mua bán;
  • Tên hàng hóa, dịch vụ cần bao gồm các chỉ tiêu như đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền;
  • Hai bên mua bán cần ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán và ngày tháng năm lập hóa đơn.

Hóa đơn thông thường sẽ được lập thành 3 liên, tương ứng với 3 màu: Liên đỏ, liên trắng, liên xanh. Người xuất hóa đơn đỏ cần lưu ý tuyệt đối những điều sau:

  • Người lập hóa đơn phải kẹp 3 liên, viết cùng lúc để đảm bảo nội dung 3 liên đồng nhất với nhau, tuyệt đối không tách lẻ để viết.
  • Thông tin người mua phải được ghi đầy đủ, chính xác trên nội dung hóa đơn GTGT
  • Nội dung hóa đơn cần đảm bảo không được tẩy xóa, sửa cũng như chỉ viết 1 màu mực
  • Số hóa đơn cần được lập liên tục theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn
  • Nội dung về thời gian, ngày, tháng, năm sẽ được ghi tại thời điểm phát sinh giao dịch hay khi đã hoàn thành giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người mua
  • Thời gian ngày, tháng, năm sẽ ghi vào thời điểm phát sinh giao dịch hoặc khi đã hoàn thành giao dịch cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho người mua.
  • Hình thức thanh toán được chấp nhận sẽ là tiền mặt hoặc chuyển khoản.

4. Phân biệt hóa đơn đỏ với hóa đơn bán hàng

Hóa đơn đỏ Hóa đơn bán hàng
  • Có giá trị về mặt pháp lý
  • Tách riêng giá trị tăng thêm và giá trị hàng hóa
  • Do Bộ Tài chính phát hành
  • Được khấu trừ thuế GTGT
  • Mang tính nội bộ doanh nghiệp
  • Gộp các loại giá trị hàng hóa làm một
  • Do bên bán phát hành, mang tính thương mại
  • Không được khấu trừ thuế GTGT

5. Khi nào các doanh nghiệp được xuất hóa đơn đỏ?

Doanh nghiệp chỉ được phép xuất hóa đơn đỏ khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sử dụng theo quy định của pháp luật.

Đối với các doanh nghiệp đã thành lập từ lâu thì doanh nghiệp phải là đơn vị được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tên riêng đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau đó, các doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì có thể tự nguyện đăng ký thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi đáp ứng được một trong những điều kiện sau:

  • Là doanh nghiệp đang hoạt động, có nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ hoặc đã thực hiện đầu tư, mua sắm hay nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ.
  • Là doanh nghiệp đã có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc được phép in hóa đơn GTGT bởi đã đăng ký phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp được đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn thì phải thỏa mãn các điều kiện về đặt in hóa đơn, tự in hóa đơn theo quy định của pháp luật.
  • Với các doanh nghiệp đã đăng ký phương pháp khấu trừ thuế theo phương pháp trực tiếp thì phải thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gửi lên Chi cục thuế hoặc Cục thuế nơi doanh nghiệp chịu sự quản lý.

Lưu ý rằng, các doanh nghiệp khi làm thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gửi lên Chi cục thuế phải ghi rõ tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động; đồng thời trình bày lý do và kiến nghị của mình.

6. Quy định xử phạt sai phạm liên quan đến hóa đơn đỏ (hóa đơn GTGT)

Xử phạt hóa đơn đỏ khi vi phạm
Xử phạt hóa đơn đỏ khi vi phạm

6.1 Mất hóa đơn bán hàng mua

  • Mất hóa đơn từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Nếu có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị phạt hoặc nếu không sẽ phạt tối thiểu là 6 triệu đồng;
  • Mất hóa đơn từ sau ngày thứ 10: Phát từ 6 – 8 triệu đồng

6.2 Mất hóa đơn GTGT đặt in, chưa thông báo phát hành

Nếu làm mất hóa đơn đỏ GTGT đặt in nhưng chưa thông báo phát hành thì cũng sẽ căn cứ thời hạn báo cáo sự việc với Cơ quan thuế để xử phạt, cụ thể:

  • Mất hóa đơn từ sau ngày thứ 10: Phạt từ 6 – 18 triệu đồng;
  • Mất hóa đơn từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Nếu có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị Phạt hoặc nếu không sẽ phạt tối thiểu là 6 triệu;

6.3 Mất hóa đơn GTGT đầu ra đã thông báo phát hành

Doanh nghiệp sẽ không bị phạt trong các trường hợp:

  • Hóa đơn đỏ bị mất, hỏng do thiên tai, hỏa hoạn, sự kiện bất ngờ,, trường hợp bất khả kháng
  • Làm mất liên 2 (liên giao cho khách mua hàng) khi chưa hết hạn lưu trữ nhưng lại tìm được hóa đơn trước khi Cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.

Phạt cảnh cáo trong các trường hợp:

  • Chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có 2 tình tiết giảm nhẹ
  • Người bán hàng làm mất các liên hóa đơn đã lập sai và đã xóa bỏ (lập đơn khác thay thế cho hóa đơn sai và xóa bỏ)
  • Cùng trong trường hợp trên, nếu người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ.

Phạt tiền trong các trường hợp:

  • Làm mất/ hỏng hóa đơn đã phát hành (liên 2 giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến hạn lưu trữ; hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa thì bị phạt từ 4-8 triệu đồng.
  • Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì sẽ phạt theo từng lần mất.
  • Làm mất/ hỏng hóa đơn đã phát hành (liên nội bộ 1-3) trong thời gian lưu trữ thì phạt từ 5-10 triệu theo Luật kế toán.

Cùng trong trường hợp trên, nếu người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng cũng như chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt khung thấp nhất, có 2 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.

6.4 Mất hóa đơn đầu vào

Trường hợp không bị xử phạt:

  • Mất, hỏng, cháy do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các sự kiện bất ngờ, bất khả kháng.
  • Tìm lại được hóa đơn mất trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.

Trường hợp phạt cảnh cáo:

  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đỏ (liên 2 giao cho khách hàng) để hạch toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách: Phạt tiền từ 4-8 triệu đồng.
  • Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì phạt theo từng lần mất.
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn liên giao cho người mua, có lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng cũng như chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị phạt khung thấp nhất, có 2 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.

Trung tâm đào đạo kế toán AST địa điểm học kế toán tại Thanh Hóa uy tín chuyên cung cấp dịch vụ kế toán, đào tạo nghiệp vụ kế toán, đi từ cơ bản đến nâng cao qua các khóa học đào tạo

Liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc Fanpage