học chứng chỉ kế toán tại thanh hoá

Hướng dẫn làm kế toán tổng hợp.

Làm kế toán tổng hợp là một trong những công việc của bộ phận kế toán nói chung. Các loại công việc kế toán cho thấy các tiêu chuẩn liên quan đến việc thu thập, việc phản ánh các loại hoạt động sản xuất kinh doanh và việc lập tất cả các báo cáo tài chính. Các công việc này về cơ bản cũng hoạt động theo nguyên tắc, luật lệ và quy định cụ thể của từng công việc. Kế toán tổng hợp có thể được áp dụng cho hầu hết mọi thứ vì nó có thể được sử dụng trong nhiều nguyên tắc và mục tiêu cơ bản.

1 Các công việc cần làm kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp việc cần làm
Kế toán tổng hợp việc cần làm

– Giám sát tất cả các quy trình quản lý thông thường như theo dõi công nợ, ghi sổ nhật ký cộng với các bút toán kết chuyển hàng tháng.

– Tổ chức tất cả các chương trình liên quan đến các vấn đề tài chính của công ty và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu đề ra về ngân sách.

– Theo dõi và thực hiện tất cả các tài khoản thanh toán phải kiểm tra kích hoạt và giao dịch dây.

– Hỗ trợ các phòng ban liên quan trong quá trình đối chiếu tài khoản hàng tháng

– Quản lý tất cả các giao dịch ngân hàng và giám sát thủ tục ghi nhận dữ liệu hàng tháng.

– Hỗ trợ đảm bảo an toàn cho các chi phí nội bộ trong công ty.

– Theo dõi việc đối chiếu tài khoản, thuế và việc tính toán bao gồm chi phí kế toán cộng với quá trình ghi nhận dữ liệu của nhà máy.

– Quản lý và duy trì các chương trình và tài liệu liên quan đến tài chính của doanh nghiệp bao gồm kế hoạch và và chương trình trong tương lai.

2. Quy trình làm kế toán tổng hợp

Bước 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là những công việc phát sinh hàng ngày tại doanh nghiệp có liên quan đến tài chính của Doanh nghiệp. Ví dụ như sau:

– Nghiệp vụ Chi tiền tạm ứng cho Cán bộ công nhân viên đi công tác

– Nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng mà chưa thu tiền

Xem thêm: Nghiệp vụ kế toán một số loại nghiệp vụ kế toán cơ bản thông dụng.

Bước 2: Lập chứng từ kế toán

Sau khi có một nghiệp vụ kinh tế xảy ra, kế toán tiến hành lập chứng từ kế toán, đây là căn cứ pháp lý, chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành các giao dịch.

Bước 3: Ghi sổ sách kế toán

Lập sổ sách làm kế toán tổng hợp
Lập sổ sách làm kế toán tổng hợp

Căn cứ vào chứng từ kế toán, ghi chép Sổ sách kế toán. Sổ sách kế toán gồm sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết

Bước 4: Cuối kỳ (Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển)

Cuối kỳ, thực hiện bút toán cuối kỳ và thực hiện bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán. Đây là công việc cuối tháng bắt buộc kế toán phải làm ngoài các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày đã được ghi sổ. Mục đích của Công việc này nhằm xác định số dư của tài sản và nguồn vốn cũng như xác định được lãi lỗ trong kỳ của công ty.

Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh

Dựa vào Sổ cái và sổ chi tiết được khóa sổ tại bước 4. Kế toán tiến hành Lập bảng cân đối số phát sinh để có cái nhìn Tổng quát về toàn bộ sổ cái phát sinh tại doanh nghiệp gồm những loại sổ cái nào và đã đúng chưa. Sau đó, kế toán kết hợp Bảng cân đối số phát sinh + Sổ cái + Sổ chi tiết tiết để tiến hành thực hiện bước 6

Bước 6: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế

Lập báo cáo tài chính
Lập báo cáo tài chính

Kế toán sẽ dựa vào sổ cái và sổ chi tiết để tiến hành lập báo cáo tài chính gồm 4 biểu mẫu (Bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính)

Đồng thời kế toán sẽ lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế TNCN để nộp Cho cơ quan thuế

Thời hạn nộp báo cáo tài chính và quyết toán thuế cho Cơ quan thuế là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nếu nộp quá thời hạn sẽ bị Cơ quan thuế phạt về hành vi chậm nộp

Xem thêm : Báo cáo thuế và báo cáo tài chính khác nhau như thế nào?

Bước 7: In sổ sách, đóng quyển, lưu kho

Việc lưu trữ các sổ sách, số liệu kế toán là điều cần thiết mà các kế toán phải làm vào cuối năm, giúp dễ dàng hơn trong việc tra cứu các vấn đề liên quan ở các năm sau.

3.Các nội dung chính khi hướng dẫn tự học thực hành kế toán tổng hợp:

1. Tự học lên sổ sách kế toán trên excel, fast và misa:

Khóa học exel
Khóa học exel

– Các bạn cần lựa chọn chế độ kế toán, hình thức ghi sổ cho phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn. Tiếp theo, các bạn cần lựa chọn các phương pháp tính giá, hạch toán và tính khấu hao tài sản cố định.

– Xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sịnh: nhập – xuất hàng hóa, thu –chi, mua bán hàng hóa…

– Thực hành tính lương, lập bảng lương, lập sổ quỹ tiền mặt, .. và các bảng biểu khác như: bảng nhập xuất tồn, bảng khấu hao, bảng phân bổ,…

– Lập bảng cân đối phát sinh tháng, làm bút toán kết chuyển cuối kỳ…

– Học cách khắc phục sai sót và cách xử lý các vấn đề phát sinh kế toán.

Xem thêm: Cách chuyển file Excel sang Word đơn giản, dễ hiểu

2. Thực hành kế toán thuế trên phần mềm misa

– Trước tiên, bạn cần cập nhật các luật thuế và các điều luật kế toán, chính sách thuế mới nhất để các bạn làm đủ, làm đúng làm kịp thời tránh bị các rủi ro đáng tiếc gây thiệt hại cho công ty.

– Tìm hiểu cách viết hóa đơn GTGT

– Kê khai thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN

– Thực hành lập báo cáo quyết toán năm.

3. Lập báo cáo tài chính năm

Đây là vấn đề cuối cùng và tương đối khó đối với các bạn sinh viên năm cuối khi học thực hành kế toán tổng hợp nhất là lại tự học không được hướng dẫn chi tiết. Vì vậy, bạn cần khai thác các nguồn thông tin từ bạn bè, mạng internet, các video hướng dẫn và xin các số liệu thực tế để bạn làm được kế toán tổng hợp tốt nhất.

Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu về cách đọc và phân tích báo cáo tài chính cũng như các kỹ năng làm kế toán thực tế khác. Song song với việc tự học bạn có thể tham gia đăng ký thực tập để được thực hành một cách tốt nhất giúp cho bạn thành thạo và hiểu rõ bản chất vấn đề hơn. Hay bạn cũng có thể đăng ký tham gia các khóa học đào tạo kế toán thực hành tổng hợp để nâng cao kỹ năng hơn.

Trung tâm đào đạo kế toán AST chuyên đào tạo nghiệp vụ kế toán, đi từ cơ bản đến nâng cao qua các khóa học đào tạo

Liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc Fanpage