Kê khai thuế là một công việc thường niên của các doanh nghiệp trong hàng tháng hàng quý. Hồ sơ kê khai thuế được chấp nhận thì người nộp thuế phải nộp số thuế đã khai, đã tính theo đúng thời hạn quy định vào Ngân sách nhà nước. Bài viết hôm nay chỉ rõ các mục có trong kê khai thuế của một doanh nghiệp.
1 Phân biệt hóa đơn đầu vào, đầu ra
Hóa đơn đầu vào hay còn gọi là hóa đơn mua hàng thông thường thuật ngữ này được hiểu là chứng từ dùng để chứng minh nghiệp vụ mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, duy trình hoạt động trong tổ chức.
Hóa đơn đầu ra hay còn gọi là hóa đơn bán hàng, là loại chứng từ ghi nhận việc doanh nghiệp, tổ chức xuất bán hàng hóa dịch vụ trong kỳ phát sinh. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
2. Phân biệt hóa đơn đủ điều kiện kê khai thuế
*Hóa đơn hợp pháp: LÀ hóa đơn được sự chấp nhận thông báo phát hành của cơ quan thuế, không là phải hóa đơn hủy, không phải là hóa đơn bị cưỡng chế
*Hóa đơn hợp lệ: Là hóa đơn GTGT đầy đủ mẫu số, ký hiệu và số hóa đơn, mang đầy đủ thông tin của tên người mua( tên, địa chỉ, mã số thuế), không bị tẩy xóa à có dấu của đon vị bán hàng
*Hóa đơn hợp lý: Là hóa đơn phục vụ sản xuất kinh doanh
3. Thời gian kê khai hóa đơn
- Hóa đơn đầu vào: Kê khai vô thời hạn kể từ khi phát sinh
Chú ý: nếu kê khai khác năm thì phải kê khai trước khi CQ thuế kiểm tra năm tài chính đó
- Hóa đơn bán ra : phát sinh vào tháng nào, quý nào thì kê khai tháng đó, quý đó
4. Thời hạn nộp tờ khai
Nếu kê khai theo tháng: hạn nộp tờ khai vào ngày 20 tháng liền kề
Nếu kê khai theo quý: hạn nộp tờ khai vào ngày cuối cùng của tháng liền kề
5. Quy trình kê khai thuế
Bước 1: Phân loại và sắp xếp hóa đơn
Bước 2: Nhập thông tin hóa đơn vào bảng kê mua vào bán ra
Bước 3: Nhập số liệu bảng kê mua vào, bán ra phần mềm HTKK
Bước 4: Xuất file XML gửi vào cơ quan thuế
6. Bộ hồ sơ kê khai thuế gồm
- Tờ khai thuế GTGT
- Báo cáo tình hình hóa đơn
7. Các phần mềm hỗ trợ kê khai thuế
-HTKK
-Đọc file XML
-Java 8
-Chữ ký điện tử
Ngoài ra tích hợp Chome với thuế điện tử
8. Các bước kê khai thuế trên HTKK
Bước 1: Kê khai mới trên HTKK
- Copy paste tờ khai thuế GTGT của công ty
- Làm sao để biết cơ quan thuế nào quản lý
-> Dựa vào mã số thuế của công ty. Vào trang tracuunnt.gdt.gov.vn nhập mã số thuế
Bước 2: Tải tờ khai thuế GTGT bản chính thức
- Vào thuedientu.gdt.gov.vn
- Đăng nhập
- Vào tờ khai->GTGT
Bước 3: Nội dung kê khai trên HTKK
- Mục 22-thuế GTGT được khấu trừ kì trước chuyển sang
Vào thuedientu.gdt.gov.vn
Tải tờ khai thuế GTGT bản chính thức quý trước đó
Lấy số liệu ở mục 43- thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau- trong tờ kê khai vừa download về
- Mục 23-giá trị và thuế GTGT, hàng hóa, dịch vụ mua vào
Dựa trên tổng hợp mẫu kê khai thuế- sheet mua vào phần subtotal mục tiền hàng
- Mục 24- giá trị thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ mua vào thuế GTGT
Dựa trên tổng hợp mẫu kê khai thuế- sheet mua vào phần subtotal mục tiền thuế
- Mục 25- tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này
Thông thường mục 25= mục 24
Tuy nhiên mục 25 < mục 24 trong 2 trường hợp sau
Mua xe con dưới 9 chỗ không phục vụ vận chuyển hành khách, chỉ được khấu trừ tối đa 160 triệu
Phân bố thuế GTGT cho HH, DV không chịu thuế
- Mục 32-tổng doanh thu và thuế GTGT của HH,DV bán ra
Dựa trên tổng hợp mẫu kê khai thuế-sheet bán ra phần subtobal mục tiền hàng
- Mục 33-Tổng doanh thu và thuế GTGT của HH, DV bán ra thuế GTGT
Dựa trên tổng hợp mẫu kê khai thuế-sheet bán ra phần subtotal mục tiền thuế
Bước 4: Kết xuất
Ghi lại
Kết xuất
Bước 5: Nộp tờ khai
- Vào trang web thudientu.gdt.gov.vn->vào mục khai thuế-> Nộp tờ khai XML
- Chọn tệp tờ khai lưu ở desktop
- Cắm USB chữ ký điện tử
- Ấn vào nộp tờ khai
Chú ý: Không được đổi tên file lưu
Trung tâm kế toán AST chuyên đào tạo kế toán từ cơ bản đến nâng cao, thành thạo chuyên môn chỉ sau 3-4 tháng
Liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc Fanpage