học chứng chỉ kế toán tại thanh hoá

Khấu trừ thuế TNCN và cách tính thuế TNCN

Cách tính thuế TNCN

Khấu trừ thuế TNCN và cách tính thuế TNCN, Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập nộp vào ngân sách Nhà nước, trích từ tiền lương, tiền công hoặc từ các nguồn thu khác, sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.

Các cá nhân có tiền lương tiền công phải nộp thuế thu nhập cá nhân và tiền thuế TNCN được tính như sau:

  1. Trường hợp ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên

Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính trên thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN

  • Tổng thu nhập được xác định bao gồm:

+ Tiền lương(ngày thường, ngày thứ 7, ngày chủ nhật, ngày lễ, tết)

+ Tiền công.

+ Tiền thù lao.

+Tiền phụ cấp: tiền ăn, trang phục, công tác phí, phụ cấp: điện thoại, xăng xe, đi lại, công tác phí,…

  • Các khoản miễn thuế bao gồm:

+ Tiền ăn: dưới 730.000 đồng

+ Tiền trang phục: dưới 5 triệu/ người/năm.

+ Công tác phí, phụ cấp điện thoại: theo quy định của công ty.

+ 100% lương ngày thứ 7, CN.

+ 200% lương ngày lễ tết.

Lưu ý: phụ cấp xăng xe hàng tháng không được miễn thuế mà phải chịu thuế TNCN.

  • Các khoản giảm trừ bao gồm:

+ Giảm trừ bản thân: từ 01/07/2020 mức giảm trừ bản thân là 11 triệu/người/tháng.

+ Giảm trừ gia cảnh: giảm trừ người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.

Xem thêm: Giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc

+ Các khoản bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện.

+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học,…

  • Thuế suất tính thuế được áp dụng theo biểu lũy tiến từng phần như sau:

Thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất
Từ 0 – 5.000.000 đồng 5%
Từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng 10%
Từ 10.000.000 – 18.000.000 đồng 15%
Từ 18.000.000 – 32.000.000 đồng 20%
Trên 32.000.000 đồng 25%

 

  1. Trường hợp không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng đối với cá nhân cư trú.

Theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 113, Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Tức là:

  • Nếu tổng mức trả thu nhập cho NLĐ mà không ký hoắc ký HĐLĐ dưới 3 tháng trên mỗi lần chi trả trên 2 triệu đồng thì phải khấu trừ 10% thuế TNCN

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x 10%

  • Nếu tổng mức trả thu nhập cho NLĐ mà không ký hoắc ký HĐLĐ dưới 3 tháng trên mỗi lần chi trả dưới 2 triệu => không phải chịu thuế TNCN
  1. Đối với cá nhân không cư trú

  •  Là những cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam và không đáp ứng các điều kiện:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính năm trong năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê dài hạn);

 

  • Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNCN x Thuế suất 20%

Hy vọng qua bài viết Khấu trừ thuế TNCN và cách tính thuế TNCN của Kế toán AST, các bạn có thể nắm được các thông tin cơ bản để làm tốt công việc của mình.Chúc các bạn thành công!

Mời các bạn xem thêm một số bài viết liên quan: