Nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất của xã hội từ xưa đến nay là con người. Tuy nhiên để nguồn lực đó được phát huy một cách tốt nhất thì cần có những người quản trị. Vậy quản trị nhân sự và ngành quản trị nhân sự là gì và có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp, xã hội. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn nhé.
1 Khái niệm ngành quản trị nhân sự
Quản trị nhân sự hay còn gọi là quản trị nguồn nhân lực (trong tiếng Anh là Human Resource Management) – là việc tìm kiếm, khai thác, quản lý và sử dụng nguồn lực về con người trong một doanh nghiệp sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Bởi chính con người hay nhân viên mới đem lại giá trị thật sự cho công ty và xã hội.Nên đây là công việc rất quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Ngành quản trị nhân sự là ngành chuyên đào tạo các kiến thức nền tảng cũng như kỹ năng thực tiễn về việc quản trị con người. Đây là ngành phải tiếp xúc, làm việc thường xuyên với rất nhiều người, với những tính cách khác nhau. Do đó bạn phải thấu hiểu tâm lý và hành vi con người. Ngoài ra cần có kỹ năng quản lý tốt và hiểu biết về nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Nếu theo học ngành quản trị nhân sự, bạn sẽ được học đa dạng kiến thức về khoa học xã hội nhân văn, quản trị học, quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị tài chính,… cùng các môn học về luật Lao động, định mức tiền lương, an toàn lao động…
2 Vai trò của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
Quản lý nhân sự có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có sự đồng bộ, ổn định trong việc thực thi các quy định, nhiệm vụ, đảm bảo các bộ phận đều hoạt động một các trơn tru.
Đưa ra chính sách – quản lý chính sách duy trì, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Là bộ phận trực tiếp quản lý mọi vấn đề của nhân sự, thấu hiểu được những vấn đề cần khắc phục, bổ sung, vấn đề cần duy trì, phát triển, quản trị nhân sự có vai trò xây dựng chính sách nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Chính sách này đảm bảo những hoạt động trong doanh nghiệp phù hợp với chính sách Nhà nước quy định.
Đưa ra tư vấn cho các bộ phận nhân sự
Quản trị nhân sự là một công cụ hỗ trợ giúp việc đắc lực cho người đứng đầu doanh nghiệp khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về vấn đề nhân sự. Cụ thể khi doanh nghiệp xuất hiện tình trạng công nhân có thái độ làm việc không tốt, có dấu hiệu bỏ việc hoặc nghỉ việc quá nhiều ngày mà không xin phép, tình trạng thiếu hụt nhân sự làm chậm tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. Khi đó, bộ phận quản trị nhân sự sẽ tư vấn cách thức, hình thức, đưa ra, phân tích các giải pháp để người đứng đầu doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Là cầu nối giữa cấp lãnh đạo với nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp
Cấp lãnh đạo sẽ dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu về một hoặc một bộ phận người lao động trong doanh nghiệp thông qua cấp quản trị nhân sự. Dựa trên các hồ sơ, thông tin, các báo cáo về trình độ, thái độ, kỹ thuật chuyên môn của bộ phận quản trị nhân sự đánh giá, ban giám đốc sẽ đưa ra những quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển nhân lực phù hợp.
Kiểm tra nhân lực
Bộ phận quản trị nhân sự kiểm tra nhân lực thông qua việc quản lý hồ sơ, tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, đánh giá kết quả lao động (KPI) của nhân viên doanh nghiệp. Từ việc đánh giá, bộ phận này sẽ đưa ra những chính sách phù hợp về quyết định lương, thưởng, phụ cấp khác để thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động của nhân viên doanh nghiệp. Bộ phận này quản lý ứng viên, nhân viên, cán bộ nhân sự và giám sát lãnh đạo.
Xem thêm: Kế toán quản trị công việc và vai trò trong doanh nghiệp bạn nên biết.
3. Các vị trí công việc ngành quản trị nhân sự
Cũng giống như các bộ phận khác, ngành quản trị nhân sự cũng có đa dạng các vị trí công việc để các bạn lựa chọn và tìm hiểu chuyên sâu. Mỗi vị trí sẽ có một số đặc trưng khác nhau như:
– Hành chính nhân sự: Bạn có thể làm nhân viên trong phòng ban nhân sự hoặc lễ tân của công ty. Đây là vị trí có công việc tương đối nhẹ nhàng và có thu nhập ổn định, không chịu nhiều tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.
– Chuyên viên quản lý đào tạo: Nếu bạn cảm thấy mình có khả năng truyền đạt, giải thích đơn giản, dễ hiểu thì nên thử bắt đầu ở vị trí công việc này. Tại đây, bạn sẽ đảm nhận chuyên môn trong các chương trình đào tạo của công ty hàng tháng, hàng quý.
– Chuyên viên tuyển dụng: Bao gồm các hoạt động liên quan đến vấn đề tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn, đánh giá cũng như sắp xếp công việc cho nhân viên mới.
– Hoạch định và đào tạo nhân sự: Nhiệm vụ của vị trí này là lên kế hoạch tìm kiếm nhân sự qua đa dạng các kênh khác nhau, đảm bảo tuyển dụng đủ nhân lực cho công ty trong thời gian quy định. Ngoài ra cũng có thể nhận nhiệm vụ đào tạo, truyền đạt kiến thức cho nhân viên mới.
– Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ: Làm việc chủ yếu trong nội bộ công ty và khéo léo giải quyết các vấn đề có thể phát sinh như các mối quan hệ, sự hợp tác giữa các phòng ban,… Bên cạnh đó, họ đảm nhận việc lên các ý tưởng sáng tạo để truyền thông cho hình ảnh của doanh nghiệp.
4. Các kỹ năng cần thiết để làm việc trong ngành
1. Kỹ năng chuyên môn
Những đặc điểm về các kỹ năng chuyên môn không thể thiếu thiếu với người làm quản trị nhân sự, đó là: dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định nguồn nhân lực, phác họa chân dung ứng viên tốt từ các nhân tố thành công của công việc, sắp xếp một cuộc phỏng vấn ấn tượng và thành công, đặt câu hỏi phỏng vấn để nhận diện được “bản chất” ứng viên, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiều, hướng dẫn nhân viên mới hội nhập công ty…
Hãy luôn nhớ rằng, nâng cao kỹ năng chuyên môn là vô cùng quan trọng và không bao giờ thừa. Khi bạn có năng lực thực sự thì bất cứ môi trường, điều kiện công việc nào nói chung và quản lý nhân sự nói riêng đều không khiến bạn hoang mang. Hơn ai hết, làm nhiệm vụ quản lý con người thì kiến thức là điều cần thiết.
2. Kỹ năng nhân sự
Bạn phải giỏi về các kỹ năng nhân sự, bao gồm: Chiến lược và quản lý nhân sự, Kế hoạch về nguồn nhân lực và phát triển nhân lực, Thiết kế bộ máy tổ chức, Tuyển dụng, Đào tạo, Phương pháp nâng cao hiệu quả công việc, Lương bổng và các khoản phúc lợi, hỗ trợ nhân viên.
3. Kỹ năng làm việc
Phẩm chất đầu tiên của người làm công tác nhân sự là sự tận tụy vì công tác nhân sự đa phần là “lo cho người khác” từ những việc cụ thể như lương bổng, phúc lợi đến huấn luyện đào tạo cũng như tổ chức bộ máy… Ngoài ra, người làm công tác nhân sự cần có khả năng phân tích và tổ chức tốt để đảm bảo nguồn nhân lực có tính kế thừa và lâu dài.
4. Kỹ năng giao tiếp
Nghề nhân sự đòi hỏi người nhân viên phải có kỹ năng về giao tiếp và làm việc với tập thể, bạn phải tỏ ra nhạy bén, khéo léo trong cách ứng xử với các nhân viên trong công ty, hiểu rõ tính cách và tính chất công việc của từng người, luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên thích hợp khi cần thiết .
-Xử sự đúng đắn, lịch sự, hài hoà với mọi người và biết tự kiềm chế mình
-Có phong thái và giọng nói phải thật tự tin và thuyết phục
-Có hiểu biết rộng về xã hội và biết thích ứng với mọi hoàn cảnh
-Tinh ý, thông minh, biết tiếp thu những lời khuyên thích hợp trong mọi tình huống
-Học cách ăn nói lưu loát và biết lắng nghe, hay bạn phải rèn luyện khả năng truyền đạt tốt mệnh lệnh cho mọi người.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết nhất không chỉ trong nghề quản lý nhân sự mà tất cả các công việc khác. Tìm hiểu thêm Những kỹ năng giao tiếp hiệu quả và thành công để các bạn có thể hiểu rõ hơn điều đó.
Xem thêm: Nghiệp vụ kế toán một số loại nghiệp vụ kế toán cơ bản thông dụng.
5. Kỹ năng thuyết phục
Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là khả năng thuyết phục cũng nằm trong số những yêu cầu cần thiết khi tuyển dụng nhân viên nhân sự.
Kỹ năng thuyết phục người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động trong quá trình hóa giải các mâu thuẫn nội tại hoặc trong quá trình thuyết phục cấp trên chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất.
6. Khả năng chịu áp lực cao
Ở bất cứ vị trí quản lý nào, bạn đều phải chịu áp lực trong công việc. Nếu bạn không luyện kỹ năng kể trên, áp lực mà bạn phải chịu sẽ còn tăng hơn rất nhiều.
7. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và chất lượng ra quyết định thể hiện trình độ năng lực của một người quản lý, giúp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.
8. Kỹ năng thương thuyết
Bạn phải sử dụng kỹ năng này rất nhiều, đặc biệt khi bạn phải thương lượng mức lương cho nhân viên mới, thuyết phục cả nhân viên lẫn ban Giám đốc để giải quyết tranh chấp và xung đột lao động, v.v…
9. Kỹ năng làm việc nhóm
Đối với những công ty lớn có chính sách nhân sự bài bản, bạn không thể nào đảm nhận cùng lúc tất cả các công việc trong công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần (đơn giản vì khối lượng công việc quá nhiều). Vì thế, trong công việc, bạn cần có sự hỗ trợ của các phòng ban khác và các bộ phận chức năng của phòng Nhân sự để hoàn thành công việc. Bạn là một thành viên của nhóm, thành công hay thất bại của nhóm cũng chính là thành công hay thất bại của bạn. Vì thế, bạn cần hoà đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với nhóm của bạn để công việc được tiến hành thuận lợi.
10. Kỹ năng lắng nghe
Để trau dồi các kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng của mình, người làm nghề nhân sự cần biết “lắng nghe”! Đi sâu đi sát với nhân viên và kịp thời điều chỉnh những quan hệ lao động một cách nhanh kịp thời trong mọi tình huống, biến cố. Thỉnh thoảng, một giám đốc nhân sự giỏi còn phải biến mình thành một thuyết khách, nhà ngoại giao giỏi, giúp động viên, hợp lực toàn công ty để cùng “lái con thuyền doanh nghiệp” đi lên.
11. Kỹ năng xử lý tình huống
Trong quá trình làm việc, bạn sẽ giải quyết rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp. Bạn phải giải quyết bài toán khó này để không làm mất lòng hai bên. Người làm HR cần có một “cái đầu tỉnh và một trái tim nóng”.
12. Kỹ năng đọc vị tâm lý
Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp bạn rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì bạn dễ dàng trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty tránh tình trạng “nhảy việc”.
Trong bất cứ công ty nào thì bộ phận nhân sự cũng luôn luôn phải là người dung hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người phụ trách nhân sự phải có các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là công ty phải tuân thủ theo các yêu cầu về luật pháp. Ngoài ra, người làm nhân sự cũng phải luôn quan tâm đến hoàn cảnh của cá nhân.
Ngoài những yếu tố chuyên môn cần thiết mà nghề nhân sự đòi hỏi, muốn trở thành một nhà nhân sự giỏi cần có thêm những điều kiện sau:
- Phải là một nhà chiến lược kinh doanh cho công ty và tổ chức, phải là người thuộc nhóm tham mưu những kế hoạch định hướng cho Ban Giám đốc hay Hội đồng quản trị.
- Quan trọng nhất, người làm nghề nhân sự cần có “tâm” đối với nghề nghiệp cũng như với các đồng nghiệp xung quanh.
- Làm việc trong một môi trường tập thể, hỗ trợ phát triển cùng các cộng sự đắc lực của mình.
- Nghề nhân sự không đòi hỏi bạn phải bắt đầu bằng một bằng cấp chuyên nghiệp. Điều quan trọng là bạn phải yêu mến nghề này và có các tố chất yêu cầu. Để có thể giữ vị trí quản lý đối với nghề nhân sự, các bạn trẻ hãy bắt đầu bằng những công việc cụ thể. Nếu có phẩm chất phù hợp và phát triển tốt các kỹ năng chuyên môn thì vấn đề thăng tiến chỉ là thời gian.
Trung tâm đào đạo kế toán AST chuyên đào tạo nghiệp vụ kế toán, đi từ cơ bản đến nâng cao qua các khóa học đào tạo
Liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc Fanpage