học chứng chỉ kế toán tại thanh hoá

Phân bổ công cụ dụng cụ cách tính như thế nào.

Nhiều người làm kế toán vẫn còn rất lúng túng trong khi thực hiện công việc tính tính phân bổ công cụ dụng cụ hàng tháng. Bài viết sau sẽ giúp các bạn lựa chọn đúng phương pháp tính và hướng dẫn một cách cụ thể, chính xác.

A Tính phân bổ công cụ dụng cụ hàng tháng

Tính phân bổ công cụ dụng cụ
Tính phân bổ công cụ dụng cụ

Trước khi đi vào nội dung chính, hãy cùng tìm hiểu về điều kiện để ghi nhận là công cụ dụng cụ. Vậy công cụ dụng cụ là gì?

Công cụ dụng cụ (CCDC) là toàn bộ tài sản doanh nghiệp mua về phục vụ mục đích sử dụng làm kinh doanh và có giá trị nhỏ hơn 30.000.000 đồng hoặc thời gian sử dụng dưới 1 năm. Chẳng hạn như:

– Các ván khuôn, đà giáo, CCDC gá lắp chuyên dùng trong sản xuất xây lắp;

– Bao bì các loại bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho;

– Những dụng cụ, đồ nghề bằng sành, sứ, thủy tinh;

– Giày dép, quần áo bảo hộ/ đồng phục chuyên dùng để làm việc…

Do đó, CCDC sẽ được hạch toán và quản lý như nguyên liệu, vật liệu.

1 Thời gian tính phân bổ công cụ dụng cụ

– Tối đa không quá 3 năm với tài sản là công cụ dụng cụ và được phân bổ dần vào chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

– Nếu vượt quá 3 năm sẽ không được tính vào khoản chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

2 Các phương pháp tính phân bổ công cụ dụng cụ

Căn cứ thời gian và giá trị sử dụng thực tế của doanh nghiệp (tối đa không quá 24 tháng) sẽ có những phương pháp phân bổ CCDC tương ứng sau:

– Nếu CCDC có giá trị nhỏ, hạch toán luôn vào chi phí của tháng đó mà không cần phải xuất nhập kho.

– Phân bổ 02 kỳ với tỉ lệ 50-50: tính cho lần đầu là khi đưa vào sử dụng và 50% còn lại cho việc báo hỏng.

– Phân bổ nhiều kỳ: lúc này sẽ phải lập 1 bảng phân bổ công cụ dụng cụ và phân bổ theo giá trị, phân bổ theo thời gian doanh nghiệp sử dụng thực tế. Mỗi tháng sẽ trích đều vào chi phí. (Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất)

Áp dụng công thức sau:

Trường hợp, CCDC mua về mà sử dụng mua về mà sử dụng ngay, thì phải xác định ngày đưa CCDC vào sử dụng, cụ thể là:

Từ công thức trên ta có:

Kết luận: Các bước tính phân bổ CCDC theo phương pháp phân bổ nhiều kỳ như sau:

Bước 1: Xác định thời gian phân bổ CCDC (doanh nghiệp dự định sẽ phân bổ CCDC cho 12 tháng);

Bước 2: Xác định mức phân bổ CCDC trong tháng (cần thực hiện);

Bước 3: Xác định mức phân bổ CCDC hàng năm;

Bước 4: Xác định mức phân bổ CCDC hàng tháng.

Lưu ý: Nếu đưa công cụ dụng cụ vào sử dụng, nhớ phải đưa vào ngày sử dụng là ngày bắt đầu tính Phân bổ công cụ dụng cụ. Vậy nên, ở kỳ đầu tiên (tháng phát sinh việc mua và sử dụng công cụ dụng cụ) chúng ta sẽ phân bổ công cụ dụng cụ.

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tham khảo 1 ví dụ cụ thể trong cách tính phân bổ công cụ dụng cụ theo thông tư 45

Ví dụ: Ngày 6/3/2014 Trung tâm đào tạo học kế toán thực tế Lamketoan.vn mua 1 máy tính (CCDC) trị giá 20.000.000 chưa thuế VAT. Chi phí vận chuyển, cài đặt là 2.000.000 chưa VAT. Và máy tính này mua về cho Giám đốc sử dụng ngay.

Bước 1: Xác định thời gian phân bổ CCDC:

– Công ty dự định sẽ phân bổ cho 12 tháng (1 năm).

Bước 2: Xác định mức phân bổ trong tháng 3/2014: (vì mua về sử dụng ngay)

Mức phân bổ trong tháng 3/2014 = [Giá trị CCDC / (Thời gian phân bổ (X) Tổng số ngày của tháng 3/2014)] x Số ngày sử dụng trong tháng 3.

Trong đó

-Giá trị CCDC 22.000.000

-Thời gian phân bổ: 12 tháng

-Tổng số ngày của tháng 3/2014: là 31 ngày.

-Số ngày sử dụng trong tháng 3 = Tổng số ngày của tháng 3 – Ngày bắt đầu sử dụng + 1 = (31 – 6 + 1) = 26 ngày

>> Mức phân bổ trong tháng 3 = [22.000.000 / (12 x 31) ] x 26 = 1.537.635

Bước 3: Xác định mức phân bổ hàng năm:

Mức phân bổ hàng năm = Giá trị CCDC / Thời gian phân bổ

Trong đó :

-Giá trị CCDC = 22.000.000 – 1.537.635 = 20.462.366 (Vì đã phân bổ ở tháng 3)

-Thời gian phân bổ = 1 năm

>>Mức phân bổ hàng năm = 20.462.366 / 1 = 20.462.366

Bước 4: Xác định mức phân bổ hàng tháng:

Mức phân bổ hàng tháng = Mức phân bổ hàng năm /12 tháng (Nhưng vì mình đã phân bổ tháng 3 rồi, nên mình sẽ chia cho 11 tháng)

>>Mức phân bổ hàng tháng = 20.462.366 / 11 = 1.860.215

Như vậy trong tháng 3/2014 các bạn được phân bổ 1.537.635 vào chi phí sản xuất kinh doanh.
– Hàng tháng được phân bổ 1.860.215 và được phân bổ trong 1 năm.

3 Một số mẹo xác định cách phân bổ công cụ dụng cụ

3.1. Quản lý danh mục CCDC và xác định phương pháp phân bổ

Kế toán công cụ dụng cụ phải lập danh mục công cụ dụng cụ, tiến hành khai báo các thông tin liên quan như: tài khoản phân bổ, số kỳ phân bổ, phòng ban quản lý, tính chất chi phí,… Ở bước này, kế toán chỉ phải lập sổ theo dõi công cụ dụng cụ và chưa phát sinh bút toán.

3.2. Phân bổ công cụ dụng cụ

– Hàng tháng, tùy vào mục đích và tính chất sử dụng CCDC được khai báo ở Bước 3 mà ta có bút toán phân bổ chi phí là:

  • Nợ TK 627/641/642, Có TK 142/242

3.3. Thanh lý công cụ dụng cụ

– Trường hợp CCDC khi thanh lý, kế toán xuất hóa đơn như thanh lý TSCĐ:

  • Nợ TK 111 số tiền thu được
  • Có TK 3331 Thuế (nếu Doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp khấu trừ)
  • Có TK 711

– Với giá trị còn lại của CCDC thì cho vào chi phí luôn trong kỳ thanh lý đó:

  • Nợ TK 627/641/642: giá trị còn lại chưa phân bổ của CCDC
  • Có TK 142/242 giá trị còn lại chưa phân bổ của CCDC

3.4. Báo hỏng công cụ dụng cụ

– Nếu CCDC không hỏng, bước này có thể không xảy ra. Nếu CCDC bị báo hỏng thì kỳ đó sẽ trích toàn bộ giá trị còn lại (số dư 142/242 tương ứng với CCDC) vào chi phí.

– Việc báo hỏng CCDC này cũng không làm phát sinh bút toán và được thực hiện trong tháng, đồng thời trước khi thực hiện phân bổ cho tháng đó.

4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu

4.1. Mua công cụ dụng cụ

Tùy theo tính chất của CCDC mà kế toán mua hàng có thể nhập kho hay chuyển thẳng cho bộ phận sử dụng.

– Trường hợp mua hàng nhập kho, kế toán sẽ ghi như sau:

  • Nợ TK 153
  • Nợ 1331: (Nếu có)
  • Có TK 331/111/112…

– Trường hợp mua hàng chuyển thẳng vào dùng, kế toán ghi:

  • Nợ TK 142/242
  • Nợ 1331: (Nếu có)
  • Có TK 331/11/112…

4.2. Xuất dùng

Thực hiện việc xuất kho, kế toán ghi như sau:

  • Nợ TK 142/242
  • Có 153

(Lưu ý: Ở bước này có thể bỏ qua nếu như bước 1 bạn đã thực hiện việc chuyển thẳng để sử dụng).

Trung tâm đào đạo kế toán AST địa điểm học kế toán tại Thanh Hóa uy tín chuyên đào tạo nghiệp vụ kế toán, đi từ cơ bản đến nâng cao qua các khóa học đào tạo

Liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc Fanpage