học chứng chỉ kế toán tại thanh hoá

Quy định mới về hóa đơn từ ngày 01/11/2021

Quy định về hóa đơn điện tử mới nhất

Quy định mới về hóa đơn từ ngày 01/11/2021

Trong thời kỳ dịch bện covid, nhà nước đã đưa ra một số quy định để hỗ trợ doanh nghiệp loại bỏ thêm một số chi phí không cần thiết giúp cho daonh nghiệp tăng thêm lợi nhuận và phát triển nên kinh tế của nước ta. Trong đó có một số chính sách mới liên quan đến hóa đơn. Dưới đây chúng tôi xin được thống kê một số Qyy định mới về hóa đơn từ ngày 01/11/2021 mà các kế toán cần nắm để hoàn thành tốt các công việc của mình.

  1. Thí điểm áp dụng hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định.

Theo Công văn 10847 của Bộ Tài chính, để thực hiện hiệu quả hóa đơn điện tử theo các quy định mới, Bộ này lập kế hoạch triển khai thí điểm từ tháng 11/2021 tại 06 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định.

Vì vậy vậy, các doanh nghiệp tại các 06 tỉnh, thành phố nêu trên cần đặc biệt lưu ý về việc thí điểm áp dụng hóa đơn điện tử từ tháng 11/2021 theo quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC nhé.

Trên cả nước, từ ngày 01/7/2022, hóa đơn điện tử chính thức được áp dụng.

  1. Cách viết hóa đơn khi được giảm thuế GTGT từ 01/11/2021

a) Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 nêu rõ từ 01/11/2021 đến hết 31/12/2021 nhiều hàng hóa, dịch vụ sẽ được giảm thuế GTGT, cụ thể:

– Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;

– Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí. Hàng hóa, dịch vụ trong nhóm

– không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến

b) Việc lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT được hướng dẫn cụ thể tại khoản 3 điều 3 Nghị định 92/2021/NĐ-CP như sau:

– Đối với doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
+ Khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “mức thuế suất theo quy định (5% hoặc 10%) x 70%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán.
+ Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
– Đối với doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu:
Khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 30% mức tỷ lệ trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 30% mức tỷ lệ để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15”.

3.  Phải lập hóa đơn riêng cho từng hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế

– Tại nghị quyết 406 quy định các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT từ 01/11/2021 đến 31/12/2021( cụ thể nêu ở mục 2).
– Theo khoản 4 Điều 3 của Nghị định 92 hướng dẫn Nghị quyết 406, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nhiều hàng hóa, dịch vụ thì khi lập hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT mà không được lập chung hóa đơn cùng các hàng hóa, dịch vụ không nằm trong diện được giảm thuế.

4. . Cách điều chỉnh sai sót khi lập hóa đơn theo mức thuế chưa giảm

Tại khoản 5 điều 3 của Nghị định 92 hướng dẫn Nghị quyết 406 nêu rõ:
– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm thì:
+ Người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót
+ Đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua.
– Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
  1. Cách xử lý đối với hóa đơn là vé có in sẵn mệnh giá

Tại khoản 6 điều 3 của Nghị định 92 hướng dẫn Nghị quyết 406 nêu rõ:

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng hoặc giá đã giảm 30% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.

Mời các bạn xem thêm các bài viết của Kế toán AST: