học chứng chỉ kế toán tại thanh hoá

Quy định phụ cấp ăn trưa MỚI NHẤT và CHÍNH XÁC NHẤT cho người lao động

quy-dinh-phu-cap-an-trua-moi-nhat-va-chinh-xac-nhat-cho-nguoi-lao-dong-0

Quy định phụ cấp ăn trưa MỚI NHẤT và CHÍNH XÁC NHẤT cho người lao động. Trung tâm đào tạo kế toán AST xin trân trọng chia sẻ tới bạn đọc Quy định phụ cấp ăn trưa  theo Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/9/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cụ thể như sau:

Quy định phụ cấp ăn trưa MỚI NHẤT và CHÍNH XÁC NHẤT cho NLĐ

Trước kia:

Theo Thông tư 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2011 quy định:

– Mức tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người lao động không được vượt quá 620.000 đồng/tháng

1. Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (Thay thế thông tư 78)

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”

NHƯ VẬY:

– Khoản chi phụ cấp tiền ăn ca, giữa trưa sẽ được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại 1 trong các văn bản sau của DN:

+ Hợp đồng lao động

+ Thoả ước lao động tập thể

+ Quy chế tài chính của DN.

+ Quy chế thưởng do GĐ quy định theo quy chế tài chính của DN.

Lưu ý: Khoản chi này không bị giới hạn khi tính thuế TNDN nhé

2. Quy định về thuế thu nhập cá nhân:

Theo khoản 2 điều Thông tư 111/2013/TT-BTC

“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

– Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

– Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.”

3. Phụ cấp tiền ăn ca, ăn trưa có chịu thuế TNCN:

  • Căn cứ Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) quy định các khoản thu nhập chịu thuế:

    “Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

    g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
    ……
    g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

    Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

    Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.”

  • Căn cứ Khoản 4 Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội:

“Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.”

4. KẾT LUẬN:

– Nếu DN tổ chức nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn thì khoản chi này sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.

– Nếu DN không tổ chức bữa ăn mà chi tiền cho người lao động sẽ bị giới hạn không vượt quá:

730.000 đồng/người/tháng.

-> Nếu vượt quá 730.000/người/tháng thì phần cao hơn sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhận được nhận.

Như vậy bạn đã nắm được các kiến thức liên quan đến Quy định phụ cấp ăn trưa MỚI NHẤT và CHÍNH XÁC NHẤT cho người lao động chưa, nếu chưa rõ thì bạn có thể để lại comment, hoặc gửi mail cho AST chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn nhanh nhất có thể.

Mời các bạn xem thêm một số bài viết của kế toán AST:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG KẾ TOÁN

Để lại comment [#SĐT] để được tư vấn miễn phí
☎ Hoặc gọi số Hotline: Mr Hiếu: 0988.925.168 – 096.282.8833
???? Địa chỉ: CS1: Lô 76, đại lộ Csedp, Phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.

CS2: Số nhà 696 Đường Lê Lai , Phường Quảng Hưng, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
???? https://ketoanast.com.vn/