Trung tâm đào tạo kế toán AST xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết Quy định về việc trích khấu hao nhanh đối với Tài sản cố định.
Quy định về việc trích khấu hao nhanh đối với Tài sản cố định
Theo khoản 2 điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:
– Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
– Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
=> Như vậy, DN trích khấu hao nhanh không quá 2 lần mức trích theo pp đường thẳng, phải đảm bảo kết quả kinh doanh có lãi và phải thông báo bằng văn bản gửi lên Chi cục thuế quản lý DN
DN trích quá 2 lần thì phần vượt sẽ tính vào chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN.
Những TSCĐ được phép khấu hao nhanh là:
+ Máy móc, thiết bị;
+ Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm;
+ Thiết bị và phương tiện vận tải;
+ Dụng cụ quản lý;
+ Súc vật, vườn cây lâu năm.
– Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, Hãng kiểm toán AST xin đưa ra 1 ví dụ như sau:
VD1: 1/1/2018 Công ty X mua 1 TSCĐ A trị giá 36 triệu đồng, thời gian khấu hao là 3 năm
Như vậy, khấu hao là 12 triệu đồng/ năm và 1 triệu đồng/ tháng ( nếu theo pp đường thẳng). Tuy nhiên để nhanh chóng đổi mới công nghệ, Công ty X đã thực hiện trích như sau:
Năm 2018: Tháng 1 đến 12 mỗi tháng trích 2 triệu đồng
=> Không quá 2 lần mức khấu hao theo đường thẳng => Được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
VD2: Cũng ví dụ như trên, Nhưng mỗi tháng Công ty trích 3 triệu đồng vào Chi phí khấu hao
=> Phần vượt ( 1 triệu đồng/ tháng) sẽ bị loại ra khỏi Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Hy vọng qua bài viết các bạn có thể nắm được các quy định liên quan tới việc trích TSCĐ theo các phương pháp để áp dụng vào thực tế cho doanh nghiệp mình một cách hiệu quả và hợp lý nhất.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan: