https://www.facebook.com/KeToanThanhHoa
Tài khoản 213 – TSCĐ vô hình được dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình của doanh nghiệp như sau:
Tài sản cố định vô hình là một loại tài sản không có hình thái vật chất, xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ. TSCĐ vô hình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Một số tài sản cố định vô hình như: Quyền sử dụng đất; Phần mềm máy vi tính; Bằng sáng chế, bản quyền; Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới; Nhãn hiệu hàng hoá; ….
Hướng dẫn hạch toán tài khoản 213 – TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH THEO THÔNG TƯ 200 KẾ TOÁN AST NHƯ SAU:
Hạch toán tài sản cố định vô hình nghiệp vụ mua TSCĐ vô hình.
Tùy vào loại TSCĐ vô hình Doanh nghiệp mua mà kế toán có thể hạch toán tài sản cố định vô hình theo 2 trường hợp, đó là: Trường hợp TSCĐ vô hình thuộc đối tượng chịu thuế GTGT; Trường hợp TSCĐ vô hình không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Kế toán hạch toán từng trường hợp như sau:
Trường hợp TSCĐ vô hình thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Khi Doanh nghiệp mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, hạch toán:
Nợ TK 213: Giá mua TSCĐ vô hình chưa có thuế GTGT
Nợ TK 1332: Tiền thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112: Tiền mua TSCĐ vô hình
Có TK 141: Tiền tạm ứng mua TSCĐ vô hình
Có TK 331: Tiền mua TSCĐ vô hình phải trả cho người bán.
Trường hợp TSCĐ vô hình không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Khi Doanh nghiệp mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, hạch toán:
Nợ TK 213: Tổng giá thanh toán khi mua TSCĐ vô hình
Có các TK 112, 331, …: Tổng giá thanh toán khi mua TSCĐ vô hình.
Hạch toán tài sản cố định vô hình nghiệp vụ mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp.
Khi mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp, kế toán sẽ hạch toán theo 2 trường hợp: Trường hợp TSCĐ vô hình thuộc đối tượng chịu thuế GTGT; Trường hợp TSCĐ vô hình không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Kế toán hạch toán từng trường hợp như sau:
Trường hợp TSCĐ vô hình thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Khi Doanh nghiệp mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, hạch toán:
Nợ TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình chưa có thuế GTGT
Nợ TK 242: Trị giá phần lãi trả chậm, trả góp (tính bằng số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán – Giá mua trả ngay – thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 1332: Tiền thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331:Tổng giá thanh toán phải trả cho người bán.
Trường hợp TSCĐ vô hình không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Khi Doanh nghiệp mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hạch toán:
Nợ TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình đã có thuế GTGT
Nợ TK 242: Phần lãi trả chậm, trả góp (tính bằng số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ- Giá mua trả ngay)
Có TK 331: Tổng giá thanh toán phải trả cho người bán.
Lãi phải trả về khi mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp.
Hàng kỳ tính số lãi phải trả về khi mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp, hạch toán:
Nợ TK 635: Trị giá số lãi phải trả khi mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp
Có TK 242: Trị giá số lãi phải trả khi mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp.
Thanh toán tiền cho người bán tài khoản 213 – tài sản cố định vô hình theo thông tư 200
DN thanh toán tiền cho người bán TSCĐ vô hình, hạch toán:
Nợ TK 331: Trị giá phải trả cho người bán khi mua TSCĐ vô hình
Có các TK 111, 112, …: Trị giá phải trả cho người bán khi mua TSCĐ vô hình.
Hạch toán tài sản cố định vô hình nghiệp vụ mua TSCĐ vô hình dưới hình thức trao đổi.
Mua TSCĐ vô hình dưới hình thức trao đổi, kế toán sẽ hạch toán theo 2 trường hợp, đó là: Trường hợp mua TSCĐ vô hình dưới hình thức trao đổi hai TSCĐ vô hình tương tự; Trường hợp mua TSCĐ vô hình dưới hình thức trao đổi hai TSCĐ vô hình không tương tự. Cụ thể:
Trường hợp mua TSCĐ vô hình dưới hình thức trao đổi hai TSCĐ vô hình tương tự.
DN mua TSCĐ vô hình dưới hình thức trao đổi không tương tự: Là việc mua các TSCĐ vô hình với mức giá bằng giá của TSCĐ vô hình mang đi trao đổi.
Khi DN nhận TSCĐ vô hình tương tự do trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự và đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, hạch toán:
Nợ TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về (Ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Nợ TK 2143: Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi
Có TK 213: Nguyên giá của TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi.
Trường hợp mua TSCĐ vô hình dưới hình thức trao đổi hai TSCĐ vô hình không tương tự.
Doanh nghiệp mua TSCĐ dưới hình thức trao đổi không tương tự: Là việc mua các TSCĐ với mức giá cao hơn hoặc thấp hơn giá của TSCĐ mang đi trao đổi. Kế toán hạch toán như sau:
– Kế toán ghi giảm TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi, hạch toán:
Nợ TK 214: Trị giá đã khấu hao TSCĐ vô hình
Nợ TK 811: Trị giá còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi
Có TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình.
– Kế toán phản ánh số thu nhập do trao đổi TSCĐ, hạch toán:
Nợ TK 131: Tổng trị giá phải thu của khách hàng
Có TK 711: Trị giá hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi
Có TK 33311: Tiền thuế GTGT (Nếu có).
– Kế toán ghi tăng TSCĐ vô hình nhận trao đổi về, hạch toán:
Nợ TK 213: Giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về
Nợ TK 1332: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK 131:Tổng trị giá phải thu của khách hàng.
Hạch toán tài sản cố định vô hình nghiệp vụ TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ DN.
Khi ghi nhận TSCĐ vô hình, DN tiến hành xét kết quả triển khai có thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình hay không? Kế toán hạch toán theo từng kết quả như sau:
Khi xét kết quả triển khai không thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai tập hợp vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc tập hợp vào chi phí trả trước dài hạn, hạch toán:
Nợ TK 242: Chi phí phát sinh tập hợp vào chi phí trả trước dài hạn (trường hợp giá trị lớn)
Nợ TK 642: Chi phí phát sinh tập hợp vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, …: Tổng trị giá chi phí phát sinh.
Khi xét kết quả triển khai thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Kế toán tiến hành tập hợp chi phí thực tế phát sinh ở giai đoạn triển khai để hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình, hạch toán:
Nợ TK 241: Trị giá chi phí thực tế phát sinh
Nợ TK 1332: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, …: Tổng trị giá chi phí thực tế phát sinh.
– Kế toán xác định tổng chi phí thực tế phát sinh hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình khi kết thúc giai đoạn triển khai, hạch toán:
Nợ TK 213: Tổng chi phí thực tế phát sinh
Có TK 241: Tổng chi phí thực tế phát sinh.
Hạch toán tài sản cố định vô hình nghiệp vụ mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất cùng nhà cửa, vật kiến trúc trên đất.
Kế toán xác định riêng biệt giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc. Hạch toán:
Nợ TK 211: Nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc
Nợ TK 213: Nguyên giá quyền sử dụng đất
Nợ TK 1332: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331, …: Tổng trị giá phải trả.
Hạch toán tài sản cố định vô hình nghiệp vụ DN được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ vô hình.
Khi được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ vô hình, DN đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, hạch toán:
– Khi nhận TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu, tặng, hạch toán:
Nợ TK 213: Trị giá TSCĐ vô hình
Có TK 711: Trị giá TSCĐ vô hình.
– Hạch toán chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ vô hình nhận tài trợ, biếu, tặng:
Nợ TK 213: Trị giá chi phí phát sinh
Có các TK 111, 112, …: Trị giá chi phí phát sinh.
Hạch toán tài sản cố định vô hình nghiệp vụ nhận vốn góp liên doanh bằng quyền sử dụng đất.
Khi DN nhận vốn góp liên doanh bằng quyền sử dụng đất, căn cứ vào hồ sơ giao quyền sử dụng đất, hạch toán:
Nợ TK 213: Trị giá TSCĐ vô hình
Có TK 4111: Trị giá TSCĐ vô hình.