học chứng chỉ kế toán tại thanh hoá

TÀI KHOẢN 229 – DỰ PHÒNG TỔN THẤT TÀI SẢN THEO THÔNG TƯ 200

TÀI KHOẢN 229 – DỰ PHÒNG TỔN THẤT TÀI SẢN THEO THÔNG TƯ 200

TÀI KHOẢN 229 – DỰ PHÒNG TỔN THẤT TÀI SẢN THEO THÔNG TƯ 200: https://www.facebook.com/KeToanThanhHoa

Tài khoản 229 theo thông tư 200/2014/TT-BTC là gì?

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng tổn thất tài sản, gồm:

a) Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh;

b) Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Là khoản dự phòng tổn thất do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư (công ty con, liên doanh, liên kết) bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết.

c) Dự phòng phải thu khó đòi: Là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi.

d) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.

 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 229 theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Bên Nợ:

– Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;
– Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra.
– Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ.

Bên Có:

– Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ.Tài khoản cấp 2 của tài khoản 229 theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

  • Tài khoản 2291 – Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh:Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.

  • Tài khoản 2292 – Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác:Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn.

  • Tài khoản 2293 – Dự phòng phải thu khó đòi:Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi.

  • Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

TÀI KHOẢN 229 – DỰ PHÒNG TỔN THẤT TÀI SẢN THEO THÔNG TƯ 200
TÀI KHOẢN 229 – DỰ PHÒNG TỔN THẤT TÀI SẢN THEO THÔNG TƯ 200

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu- TÀI KHOẢN 229 – DỰ PHÒNG TỔN THẤT TÀI SẢN THEO THÔNG TƯ 200

1. Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

a, Khi lập Báo cáo tài chính , căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kì này lớn hơn số đã lập kì trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản

b, Khi lập báo cáo tài chính, căn cứ vào biến động giá thị trường của các tài khoản, chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kì này nhỏ hơn số đã lập kì trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229- Dự phòng tổn thất tài sản

Có TK 635 – Chi phí tài chính

c, Kế toán xử lí khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh trước kho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn được tăng vốn nhà nước ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có 121 – Chứng khoán kinh doanh

Có 411 – Vốn đầu tư chủ sở hữu

2 . Phương pháp kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

a, Khi lập báo cáo tài chính, nếu số phải lập kì này lớn hơn số đã lập kì trước, kế toán trích laajpboor sung ghi phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 635

Có TK 229

b, Khi lập báo cáo tài chính, nếu số phải lập kì này nhỏ hơn số đã lập kì trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 111.112 ( nếu có)

Nợ TK 229

Nợ TK 635

Có TK 221,22,228

d, khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn sau khi bù đắp tổn thất,  nếu còn được hạch toán tăng vốn nhà nước , khi doanh nghiệp 100% Vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần , ghi:

Nợ TK 229

Có 441

TÀI KHOẢN 229 – DỰ PHÒNG TỔN THẤT TÀI SẢN THEO THÔNG TƯ 200
TÀI KHOẢN 229 – DỰ PHÒNG TỔN THẤT TÀI SẢN THEO THÔNG TƯ 200

3. Phương pháp kế toán dự phòng phải thu khó đòi

a, Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là khoản nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kì kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kì kế toán trước chưa xử dụng hết, kế toán trích lập phần bổ sung phần chênh lệch ghi:

Nợ TK 642

Có Tk 229

b, Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là khoản nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kì kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kì kế toán trước chưa xử dụng hết, kế toán trích lập phần bổ sung phần chênh lệch ghi:

Nợ TK 229

Có TK 642

C, Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xóa nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa , ghi:

Nợ TK 111,112,331,334

Nợ TK 229

Nợ TK 642

Có TK 131,138,128,244

d, Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lí xóa nợ, nếu sau đó thu hồi được nợ, kế toán căn vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được ghi:

Nợ TK 111,112

Có TK 711

đ, Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thỏa thuận, tùy từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận  như sau:

  • Trường hợp khoản thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi,ghi:

  • Nợ TK 111,112

  • Nợ TK 642

  • Có TK 131,138,128,224

Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khio bán nợ thì số tổn thất còn lại hạch toán vào chi phí quản lí Doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 111,112

Nợ TK 229

Có TK 131,138,128,224