Thuế là một khoản tài chính bắt buộc phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật chế tài. Bởi vậy các doanh nghiệp hoạt động dù ở quy mô như thế nào đều cần khai báo và nộp thuế, doanh nghiệp sẽ cần khai báo và nộp những khoản thuế nào bài viết sẽ giải thích và liệt kê cho bạn đọc nắm rõ hơn.
1.Khai báo thuế là gì?
Khai báo thuế là hình thức doanh nghiệp kê khai trình bày cho cơ quan thuế các số liệu, hồ sơ liên quan tới nghĩa vụ thuế của mình.
2.Tại sao phải kê khai thuế ban đầu nhất là với doanh nghiệp mới thành lập.
Theo quy định của Nhà nước ban hành việc kê khai thuế là bắt buộc đối các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới thành lập, nếu bạn không hoàn thành các thủ tục này công ty đó đã vi phạm hành chính, mức xử phạt tùy vào mức độ vi phạm của công ty.
Tại sao phải khai báo thuế ngay từ đầu như vậy bởi đây là một thủ tục quan trọng, nó liên quan đến việc tổ chức hệ thống kế toán cũng như sổ sách trong doanh nghiệp.Quá trình khai báo thuế doanh nghiệp bắt buộc doanh nghiệp phải làm theo hình thức kế toán đã kê khai cho đến khi kết thúc kỳ quyết toán thuế cuối năm.
3.Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp
a.Thuế môn bài
Thuế môn bài là loại thuế thu đối với việc khai trương sản nghiệp hàng năm nên số thuế Nhà nước thu được ấn định trước và không phụ thuộc vào thực tế kinh doanh của cơ sở kinh doanh, Người nộp thuế môn bài được cấp chứng chỉ gọi là thẻ môn bài chứng nhận tính hợp pháp của việc kinh doanh và ngành, nghề, chủng loại hàng hóa, dịch vụ, địa điểm kinh doanh
*Mức thuế môn bài phải nộp năm 2022
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế;
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài;
- Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 139/2016/NĐ-CP;
- Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài;
- Thông tư 65/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 302/2016/TT-BTC.
-Mức nộp lệ phí đối với tổ chức
-Mức nộp thuế lệ phí đối với cá nhân,hộ kinh doanh
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 1, Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính, công thức tính thuế TNDN tạm tính theo quý và thực nộp cuối năm được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN)x Thuế suất thuế TNDN
Nếu doanh nghiệp không trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì công thức tính thuế như sau:
Thuế TNDN phải nộp (A) = Thu nhập tính thuế (B) x Thuế suất thuế TNDN (C)
Trong đó, Thu nhập tính thuế TNDN được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế (A) = Thu nhập chịu thuế (a) – Thu nhập được miễn thuế (b) + Các khoản lỗ được kết chuyển (c)
c. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng,
Về việc khai, nộp thuế GTGT cụ thể sẽ phụ thuộc vào phương pháp tính thuế của công ty
– Trường hợp công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT = Giá tính thuế x thuế suất
– Trường hợp công ty tính thuế theo phương pháp trực tiếp
Thuế GTGT phải nộp = doanh thu x tỷ lệ thuế
– Trường hợp công ty kinh doanh vàng, bạc, đá quý:
Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x 10%
d. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế quan trọng, đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách nhà nước
Công thức tính thuế TNCN
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ [1]
Trong đó,
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn [2]
4. Hướng dẫn khai báo thuế chi tiết bạn có thể tham khảo
Bước 1: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp mới thành lập
Bước 2: Đăng ký chữ số ch doanh nghiệp mới thành lập
Bước 3: Kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ thuế ban đầu và lựa chọn phương pháp kê khai thuế
Bước 5: Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu cho cơ quan Thuế
Bài viết đã chia sẻ những điều cơ bản lý do doanh nghiệp mới cần khai báo thuế, các bạn có thể tìm hiểu thêm các kiến thức về thuế hãy xem TẠI ĐÂY
Trung tâm đào tạo kế toán AST chuyên đào tạo kiến thức chuyên ngành từ cơ bản đến nâng cao
KHÓA HỌC HỆ THỐNG LẠI LÝ THUYẾT
KHÓA HỌC KÊ TOÁN TỔNG HỢP CHO NGƯỜI CÓ KINH NGHIỆM
KHÓA HỌC ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRƯỞNG
Liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn chi tiết.