Việc tạm ngừng kinh doanh xảy ra khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như: về vốn, về nhu cầu thị trường hay hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp không hiệu quả, cần tái cơ cấu trong 1 khoảng thời gian nhất định. Thay vì giải thể, việc tạm ngừng hoạt động sẽ mang đến nhiều lợi ích như: giữ được thâm niên hoạt động của công ty, giữ lại các chứng nhận bảo hộ độc quyền thương hiệu, các bằng sáng chế,…Hôm nay, trung tâm AST sẽ chia sẻ đến các bạn thủ tục, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có thời hạn mới nhất theo luật doanh nghiệp.
1 Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc công ty sẽ tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 1 thời gian nhất định. Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không được ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn. Khi tạm ngừng công ty, doanh nghiệp không phải nộp báo cáo thuế. Việc tạm ngừng kinh doanh phải được thực hiện đúng quy trình với các thủ tục tạm ngừng kinh doanh đã được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020.
2. Căn cứ pháp lý của việc tạm ngừng kinh doanh
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
3. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty bao gồm
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh;
- Biên bản họp hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với công ty cổ phần/ TNHH hai thành viên trở lên;
- Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ:
- Đăng công bố thông tin bất thường: Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh
4.Công ty/doanh nghiệp được tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong bao lâu?
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu công ty vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
- Trường hợp công ty sau 02 năm vẫn không có nhu cầu hoạt động tiếp có thể xử lý theo hai hướng như sau:
- Thứ nhất, công ty tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
- Thứ hai, công ty thực hiện thủ tục khôi phục hoạt động trở lại một thời gian ngắn khoảng từ 01—2 tháng sau đó tiếp tục làm lại thủ tục tạm ngừng kinh doanh đợi thời cơ hoạt động trở lại.
5. Hướng dẫn cách nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
►Bước 1: Soạn hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Tại bước này, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ tạm ngừng công ty đúng theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020
► Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng công ty
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp)
► Bước 3: Sở Kế Hoạch Đầu Tư tiến hành thẩm tra và thông báo kết quả tạm ngừng kinh doanh
Sau khi nhận được bộ hồ sơ tạm ngừng công ty do doanh nghiệp nộp. Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ tiến hành thẩm tra và trả kết quả nếu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hợp lệ
► Bước 4: Doanh nghiệp nhận giấy xác nhận do Sở KH-ĐT cấp
Khi hồ sơ đã hợp lệ, Sở KH-ĐT sẽ cấp 1 giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh. Trên giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh này, sẽ thể hiện cụ thể thời gian tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký.
► Bước 5: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thuế sau khi tạm ngừng
Đối với các hồ sơ tạm ngừng kinh doanh không trọn quý/năm. Doanh nghiệp phải tiến hành nộp các loại tờ khai thuế đúng với quy định của pháp luật
Lưu ý: đây là bước mà nhiều doanh nghiệp bỏ sót, dẫn tới việc nộp chậm tờ khai và bị phạt rất nặng.
Vậy, sau khi thực hiện thủ tục tại sở Kế Hoạch Đầu Tư , doanh nghiệp có cần phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế hay không?
6.Thời hạn hoàn thanh thủ tục
Thời gian tạm ngừng kinh doanh công ty là 03 – 05 ngày làm việc. Thời gian này bắt đầu tính kể từ sau ngày nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký và đóng dấu của khách hàng. Ngày làm việc là ngày các cơ quan Đăng ký kinh doanh làm việc, trừ thứ 7, chủ nhật.
7. Một số lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh công ty
- Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử và ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của công ty về tạm ngừng kinh doanh của công ty trong thời hạn 36 giờ.
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
- Trong quá trình tạm ngừng doanh nghiệp công ty vẫn phải đóng thuế môn bài và nộp báo cáo tài chính cho những tháng chưa tạm ngừng trong năm.
Để không ảnh hưởng đến thời gian tạm ngừng kinh doanh do sai sót về hồ sơ hoặc các vấn đề phát sinh khác, hãy tham khảo dịch vụ làm hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại trung tâm kế toán AST để được tư vấn và hỗ trợ.
Trung tâm đào đạo kế toán AST địa điểm học kế toán tại Thanh Hóa uy tín chuyên cung cấp dịch vụ kế toán, đào tạo nghiệp vụ kế toán, đi từ cơ bản đến nâng cao qua các khóa học đào tạo
Liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc Fanpage