học chứng chỉ kế toán tại thanh hoá

Thang bảng lương 2022, những điều bạn nên biết?

Thang bảng lương do doanh nghiệp xây dựng để làm căn cứ trả lương cho người lao động, việc xây dựng thang bảng lương phải tuân theo các quy định của pháp luật. Việc xây dựng thang bảng lương sẽ thể hiện sự minh bạch trong việc trả lương cho người lao động theo đúng năng lực, nhà quản lý sẽ dễ dàng trong việc tính và trả lương cho người lao động.

1 Thang bảng lương là gì?

Khái niệm thang bảng lương 2022
Khái niệm thang bảng lương 2022

Thang bảng lương là hệ thống nhóm lương, ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động, tùy theo năng lực của người lao động và mức độ phức tạp của công việc doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động theo bảng lương đã xây dựng.

Với những lý do sau đây, doanh nghiệp cấn phải xây dựng thang bảng lương cho đơn vị của mình:

– Doanh nghiệp phải nộp thang bảng lương cho cơ quan nhà nước.

– Việc xây dựng thang bảng lương sẽ thể hiện sự minh bạch trong việc trả lương cho người lao động theo đúng năng lực, nhà quản lý sẽ dễ dàng trong việc tính và trả lương cho người lao động. Bởi vì khi căn cứ vào thang bảng lương mỗi người lao động sẽ được trả theo đúng quy định và năng lực của mình. Điều này giúp tạo động lực cho người lao động phấn đấu để đạt mức lương cao hơn cũng như năng suất lao động sẽ được tăng lên.

– Thông qua thang bảng lương, doanh nghiệp sẽ cho thấy sự chuyên nghiệp của mình rong việc quản lý người lao động cũng như giúp nhà quản lý có thể quản lý chi phí lương một cách hiệu quả.

Trước khi tìm hiểu về quy định thang bảng lương 2022 thì chúng ta cần tìm hiểu về cấu thành của thang bảng lương. Cụ thể, thang bảng lương được cấu thành từ 04 yếu tố là hệ số lương, bậc lương, mức lương thấp nhất và bội số của thang lương.

+ Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp; hệ số lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho người lao động trong doanh nghiệp.

+ Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về tiền lương trong mỗi ngạch lương của người lao động, mỗi một bậc lương sẽ tương ứng với một hệ số lương nhất định.

+ Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức anh có yêu cầu về trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc củ thang bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc, chức danh. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ít nhất phải bằng 5% để khuyến khích người lao động nâng cao trình độ kỹ thuật.

+ Mức lương thấp nhất là mức lương khởi điểm của một vị trí trên thang bảng lương và thường theo quy định về mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

2.Khi nào phải đăng ký thang bảng lương 2022?

Hiện nay tại Bộ luật Lao động năm 2019 và văn bản hướng dẫn thi hành chưa có nội dung hướng dẫn cụ thể về thang bảng lương, Vì thế, quy định thang bảng lương 2022 tạm thời vẫn áp dụng những quy định hiện hành.

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật Lao động về tiền lương thì khi xây dựng hay sửa đổi thang bảng lương doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động đồng thời gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

Tuy nhiên, theo Điều 93 Bộ luật Lao đồng năm 2019 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 không có nội dung yêu cầu doanh nghiệp phải gửi thang bảng lương đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện. Vì thế, từ năm 2021 doanh nghiệp sẽ không phải đăng ký thang bảng lương với cơ quan nhà nước.

>>Xem thêm: Công việc kế toán tiền lương trong doanh nghiệp.

3.Trình tự xây dựng thang bảng lương 

Bước 1: Cập nhật mức lương tối thiểu vùng

Người sử dụng lao động cập nhật mức lương tối thiểu vùng mới nhất để làm cơ sở xây dựng thang lương, bảng lương. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang được điều chỉnh tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Cập nhật mức lương tối thiểu
Cập nhật mức lương tối thiểu

Bước 2: Thống kê các chức danh, công việc chuyên môn trong doanh nghiệp

Trên cơ sở căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp thống kê về các chức danh lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ để làm cơ sở xây dựng thang lương, bảng lương

Bước 3: Thiết kế mức lương tương ứng

Trên cơ sở nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương mà pháp luật đã quy định, người sử dụng lao động tiến hành xây dựng mức lương cho người lao động

Bước 4: Tham khảo ý kiến của công đoàn

Khi xây dựng thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.

Bước 5: Gửi thang lương, bảng lương đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội

Sau khi hoàn thành việc xây dựng thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải thang lương, bảng lương này đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh.

Trung tâm đào đạo kế toán AST địa điểm học kế toán tại Thanh Hóa uy tín chuyên cung cấp dịch vụ kế toán, đào tạo nghiệp vụ kế toán, đi từ cơ bản đến nâng cao qua các khóa học đào tạo

Liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc Fanpage