Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Theo đó những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh (khác với văn phòng đại diện công ty chỉ là nơi giao dịch, giới thiệu sản phẩm) thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh.
Quy định về tên của địa điểm kinh doanh
Theo quy định của NĐ 01/2021/NĐ-CP thì tên của địa điểm kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
Tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W và chữ số, các ký hiệu.
Ngoài tên bằng tiếng Việt thì tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể được đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Phần tên riêng có trong tên địa điểm kinh doanh của công ty không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Tên của địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc được gắn tại trụ sở của địa điểm kinh doanh.
Các bước thực hiện thủ tục thành lập đăng ký địa điểm kinh doanh
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh được thực hiện theo 2 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ cần thiết như:
- Thông báo về việc thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;
- Chứng minh thư, căn cước công dân hoặc hộ chiếu(có dấu công chứng) của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Quyết định bổ nhiệm vị trí người đứng đầu địa điểm kinh doanh trong trường hợp người đứng đầu địa điểm kinh doanh không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc thành viên, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp;
- Bản sao (có dấu công chứng) giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp chủ quản kèm theo giấy uỷ quyền hoặc giấy giới thiệu cho người nộp hồ sơ;
- Chứng minh thư, căn cước công dân hoặc hộ chiếu (có dấu công chứng) của người nộp hồ sơ.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp chủ quản đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh qua mạng điện tử về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ phê duyệt trong vòng 3 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Trung tâm đào đạo kế toán AST địa điểm học kế toán tại Thanh Hóa uy tín chuyên cung cấp dịch vụ kế toán, đào tạo nghiệp vụ kế toán, đi từ cơ bản đến nâng cao qua các khóa học đào tạo
Liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc Fanpage