học chứng chỉ kế toán tại thanh hoá

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Để nói về công việc kế toán, nhiều người vẫn thường nói đùa rằng đây là “nghề đếm tiền”. Nghe có vẻ đây là một công việc mang lại sự giàu có, sung sướng, nhàn hạ, nhưng thực chất công việc này lại tiềm ẩn rất nhiều cám dỗ và rủi ro. Nếu người làm nghề kế toán không rèn cho mình những phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp kế toán cần thiết, một bản lĩnh vững vàng và biết kiềm chế lòng tham đúng lúc, họ sẽ rất dễ trượt dài vào vòng lao lý và phải trả giá bằng cả phần đời còn lại.

Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán cơ bản sau:

Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán cơ bản
Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán cơ bản

1. Tính chính trực

Tính chính trực trong kế toán
Tính chính trực trong kế toán

Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh;

Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không được để bị gắn tên với các báo cáo, tờ khai, thông báo hoặc các thông tin khác mà họ cho rằng các thông tin đó:

  • Có sai sót trọng yếu hoặc gây hiểu nhầm;
  • Được đưa ra một cách thiếu thận trọng; hoặc
  • Bỏ sót hoặc che đậy những thông tin cần thiết mà việc bỏ sót hoặc che đậy đó có thể dẫn tới việc thông tin bị hiểu nhầm.

Khi nhận thấy đang bị gắn tên với các thông tin này, họ phải tiến hành các bước cần thiết để chấm dứt việc bị gắn tên với các thông tin đó.

2. Tính khách quan trong đạo đức nghề nghiệp kế toán

Tính khách quan vô cùng quan trọng
Tính khách quan vô cùng quan trọng

Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích. Hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình;

Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể gặp những tình huống ảnh hưởng tới tính khách quan. Việc xác định và chỉ rõ tất cả các tình huống đó là không khả thi. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không được thực hiện hoạt động chuyên môn hoặc cung cấp dịch vụ chuyên môn nếu gặp phải một tình huống hoặc một mối quan hệ tạo ra sự thiên vị hoặc ảnh hưởng không hợp lý đến xét đoán chuyên môn của mình liên quan đến dịch vụ đó.

3. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng

Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
Năng lực chuyên môn và tính thận trọng

Năng lực chuyên môn

Tất cả kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải:

  • Duy trì kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở mức cần thiết. Đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng cho khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp;
  • Hành động thận trọng theo các quy định tại chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp khi cung cấp các hoạt động hoặc dịch vụ chuyên môn.

Để cung cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thực hiện các xét đoán hợp lý khi áp dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc thực hiện dịch vụ đó. Năng lực chuyên môn được hình thành thông qua 2 giai đoạn:

  • Đạt được năng lực chuyên môn
  • Duy trì năng lực chuyên môn

Tính thận trọng

  • Trách nhiệm, hành động phù hợp với các yêu cầu của công việc, cẩn thận, kỹ lưỡng và kịp thời.
  • Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tiến hành các bước thích hợp để đảm bảo rằng các nhân viên thuộc quyền quản lý về mặt chuyên môn của họ được đào tạo và giám sát thích hợp.
  • Khi thích hợp, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thông báo cho khách hàng, chủ doanh nghiệp hoặc đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc hoạt động của họ biết về các hạn chế vốn có của các dịch vụ hoặc hoạt động đó.

Tính bảo mật

Tính bảo mật
Tính bảo mật
  • Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền. Trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp. Không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba;
  • Phải duy trì sự bảo mật thông tin ngay cả trong môi trường ngoài công việc. Phải cảnh giác với rủi ro tiết lộ thông tin một cách không cố ý. Đặc biệt đối với các đối tác thân thiết
  • Phải duy trì sự bảo mật thông tin có được từ khách hàng tiềm năng. Hoặc đơn vị nơi họ có khả năng được tuyển dụng trong tương lai.
  • Phải duy trì sự bảo mật thông tin trong nội bộ doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc.

4. Tư cách nghề nghiệp cũng là đạo đức nghề nghiệp kế toán cần thiết

Tư cách nghề nghiệp cũng là đạo đức nghề nghiệp kế toán cần thiết
Tư cách nghề nghiệp cũng là đạo đức nghề nghiệp kế toán cần thiết

Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải trung thực, thẳng thắn và không được:

  • Cường điệu về các dịch vụ mà họ có thể thực hiện, về trình độ hay kinh nghiệm; hoặc
  • Đưa ra những thông tin, giới thiệu làm mất uy tín. Hay đưa ra những so sánh không có căn cứ về công việc của các bên khác.

5. Nhạy bén

Những công việc bạn làm hàng ngày có thể giống nhau nhưng những nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì không vậy. Là một nhân viên kế toán chuyên nghiệp, bạn sẽ không chỉ quan tâm đến các sự kiện kinh tế, tài chính xảy ra với doanh nghiệp mình mà còn cả thông tin về đối thủ, những thay đổi của nền kinh tế, xu hướng diễn biến tương lai.

Sự nhạy bén của bạn trước dòng chảy thông tin kinh tế, tài chính đầy biến động sẽ giúp bạn không phải lúng túng trước những biến động. Đồng thời, nó cũng có thể tạo cơ hội cho doanh nghiệp của bạn “đi trước một bước” trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt.

6.Kiên trì, chịu được áp lực trong công việc

Tính kiên trì trong công việc
Tính kiên trì trong công việc

Công việc kế toán thường xuyên phải tiếp xúc với dữ liệu, con số, hóa đơn, chứng từ,…và phải luôn đảm bảo sự chính xác tuyệt đối. Đặc biệt, vào các dịp cuối tháng/ quý/ năm, khi phải tổng hợp chi tiêu, tính toán lương thưởng cho nhân viên,… khối lượng công việc càng nhân lên gấp bội cùng với yêu cầu cấp bách phải hoàn thành báo cáo trong một khoảng thời gian ngắn, người kế toán phải có “cái đầu thép” cùng với khả năng tăng tốc, làm việc hiệu quả tốt đảm bảo mọi việc được suôn sẻ và đúng deadline, hạn chế mọi sai sót có thể xảy ra.

Trung tâm đào đạo kế toán AST chuyên đào tạo nghiệp vụ kế toán, đi từ cơ bản đến nâng cao qua các khóa học đào tạo

Liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc Fanpage

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.